Skip to main content Skip to main menu Skip to footer

Mang thai có kế hoạch

Cùng nuôi dưỡng tình yêu thương và tương lai của bé

Huấn luyện cho các cặp vợ chồng cần có chế độ quản lý đặc biệt

1) Bệnh tuyến giáp

a) Chứng suy giảm tuyến giáp ở sản phụ có ảnh hưởng đến trí thông minh của thai nhi hay không?

Nếu bạn không điều trị chứng suy giảm tuyến giáp thì nó sẽ làm tăng khả năng biến chứng sản khoa. Nếu điều trị bằng liệu pháp hoóc môn tuyến giáp một cách thích hợp thì sẽ giảm được khả năng biến chứng sản khoa này. Sau đây là nội dung mới nhất về chứng suy giảm tuyến giáp trong thời kì mang thai được đăng tải trên trang tạp chí y học của Canada.

Chứng suy giảm tuyến giáp trong thời kì mang thai tương đối phổ biến, khoảng 4% phụ nữ phải khổ sở với bệnh tuyến giáp hoặc uống các loại thuốc liên quan đến tuyến giáp. Khi kiểm tra trong quá trình mang thai thì hơn 2% là tăng hoóc môn kích thích tuyến giáp. Nếu mắc chứng suy giảm tuyến giáp thì có thể dẫn đến thai nhi tử vong, cao huyết áp khi mang thai, đứt nhau thai hoặc có tăng biến chứng sản khoa ví dụ như biểu hiện không tốt trong giai đoạn sau thời kì chu sinh. Đến tuần thai thứ 12 thì thai nhi mới tạo ra được hoóc môn tuyến giáp, trước đó thai nhi dựa dẫm tuyệt đối vào chỉ số hoóc môn của tuyến giáp. Những người phụ nữ không chữa trị chứng suy giảm tuyến giáp mà để hoóc môn kích thích tuyến giáp tăng lên thì khi họ sinh con, con của họ có chỉ số IQ thấp hơn 7 đơn vị so với con của những phụ nữ bình thường.

Và ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu mức độ hoóc môn tuyến giáp ở thời kì mang thai 12 tuần tuổi thuộc dạng thấp thì vẫn có thể gây trở ngại cho quá trình phát triển trí tuệ. Thế nhưng người ta cũng cho rằng cho dù là sau 1 kì mang thai, nếu điều trị bằng hoóc môn tuyến giáp thì em bé vẫn có cơ hội phát triển bình thường. Trước khi có kế hoạch mang thai và tiến hành mang thai, phải đến bệnh viện thực hiện một số xét nghiêm và kiểm tra đơn giản, chẩn đoán tuyến giáp thì mới có nhiều cơ hội để sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

b) Tăng năng tuyến giáp có ảnh hưởng như thế nào đến sản phụ và thai nhi?

Những phụ nữ bị tăng năng tuyến giáp thì việc mang thai không suôn sẻ, giảm tỉ lệ thụ thai và trong quá trình mang thai thì nó có các ảnh hưởng đến thai nhi như chứng nhẹ cân hoặc kém tăng trưởng, đau đẻ sớm, sẩy thai, thai chết lưu, trẻ sơ sinh tử vong…đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong cho người mẹ. Nếu người phụ nữ mang thai không kìm hãm được tăng năng tuyến giáp thì tỉ lệ nguy cơ sinh con dị tật cũng rất cao. Vì vậy cần phải điều chỉnh lượng thuốc uống trước và sau khi mang thai.

2) Bệnh tiểu đường

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường thì phải đề phòng dị tật như thế nào?

Đối với bệnh tiểu đường – căn bệnh cần đến đơn thuốc Insulin – thì phải quản lí và điều trị tích cực lượng đường trong máu trước khi thụ tinh. Trong thời kì đầu mang thai, phôi thai dễ phát sinh dị tật do lượng đường trong máu cao, nếu không kìm hãm tốt lượng đường trong máu thì sẽ làm tăng 5 lần khả năng bị khuyết tật ống thần kinh, dị tật tim bẩm sinh. Điều quan trọng khi tư vấn trước khi mang thai là phải dựa vào trạng thái sức khỏe của bệnh nhân để đánh giá xem có dấu hiệu bất thường về thận, tim, võng mạc hay không.

Phải đánh giá mức độ Glycated Hemoglobin (HbA1c) - hiện đang trở thành chỉ số điều chỉnh lượng đường trong máu trong mấy tháng gần đây nhằm tập trung vào việc đề phòng dị tật, phải điều chỉnh lượng đường trong máu bằng thức ăn, vận động, insulin. Đồng thời phải uống axit folic 4mg ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai. Trong khi mang thai cũng phải điều chỉnh hợp lí lượng đường trong máu thì mới ngăn chặn được chứng xuất huyết, tổn hại đến độ axit, tổn thương cho em bé khi sinh con lớn cân.

* Con lớn cân (Macrosomia)
Con lớn cân là nói đến những em bé sơ sinh có cân nặng từ 4kg trở lên. Nguyên nhân thì không rõ ràng nhưng có nhiều trường hợp sinh ra từ người mẹ có cân nặng lớn, hay bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân của hiện tượng sinh con lớn cân.

* Phân loại bệnh tiểu đường (Type of Diabetes mellitus)
Bệnh tiểu đường chia thành 2 loại bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin và bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin gọi là bệnh tiểu đường loại 1. Nó thường xuất hiện ở những người dưới độ tuổi 30, cần phải điều trị bằng insulin để duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường và đề phòng chứng nhiễm axit xeton (trạng thái khẩn cấp do thiếu insulin nên lượng xeton vượt quá mức cho phép) do thiếu insulin trầm trọng. Bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin gọi là bệnh tiểu đường loại 2 và thường xuất hiện ở những người thuộc độ tuổi sau 40. Tuy không hay xuất hiện chứng nhiễm axit xeton và nhu cầu về insulin không cấp thiết lắm nhưng vẫn có trường hợp sử dụng để điều chỉnh lượng đường trong máu.

* Glycosylated Hemoglobin (HbA1c)
Trong hồng cầu của mỗi người có một dạng protein gọi là hemoglobin dùng để vận chuyển ôxi, khi lượng đường trong máu tăng lên thì một phần glucose trong máu sẽ kết hợp với hemoglobin. Những hemoglobin được kết hợp với glucose như thế này gọi là glycosylated hemoglobin. Khi glycosylated hemoglobin hình thành thì nó được duy trì cho đến khi sự sống của hồng cầu đó kết thúc, nếu lượng đường trong máu cao thì lượng glycosylated hemoglobin trong hồng cầu cũng tăng lên.

Lượng glycosylated hemoglobin phản ánh chỉ số đường trong máu bình quân trong vòng 8 tuần và nó trở thành chỉ số để biết được trong thời gian đó lượng đường trong máu có được điều chỉnh hợp lí không, người ta đánh giá là nếu dưới 7% thì gọi là điều chỉnh hợp lí. Người ta cho rằng tỉ lệ dị tất bẩm sinh liên quan đến bệnh tiểu đường là 8~9% và nếu điều chỉnh tốt lượng đường thì có thể giảm tỉ lệ phát sinh dị tật xuống đến 1%. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn trước khi mang thai nhất định phải hỏi ý kiến tư vấn để điều chỉnh tốt lượng đường, vừa uống insulin vừa mang thai.

b) Tăng năng tuyến giáp có ảnh hưởng như thế nào đến sản phụ và thai nhi?

Những phụ nữ bị tăng năng tuyến giáp thì việc mang thai không suôn sẻ, giảm tỉ lệ thụ thai và trong quá trình mang thai thì nó có các ảnh hưởng đến thai nhi như chứng nhẹ cân hoặc kém tăng trưởng, đau đẻ sớm, sẩy thai, thai chết lưu, trẻ sơ sinh tử vong…đồng thời làm tăng tỉ lệ tử vong cho người mẹ. Nếu người phụ nữ mang thai không kìm hãm được tăng năng tuyến giáp thì tỉ lệ nguy cơ sinh con dị tật cũng rất cao. Vì vậy cần phải điều chỉnh lượng thuốc uống trước và sau khi mang thai.

3) Cao huyết áp

Là bệnh nhân cao huyết áp thì có thể sinh con không? Các triệu chứng cao huyết áp trong khi mang thai xuất hiện ở 5~7% trong toàn

Các triệu chứng cao huyết áp trong khi mang thai xuất hiện ở 5~7% trong toàn bộ số phụ nữ mang thai. Những trường hợp hiểu rõ nguyên nhân không vượt quá khoảng 10% và hẫu hết là cao huyết áp theo bản năng mà không rõ nguyên nhân. Cao huyết áp là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong sản phụ và có liên quan đến sinh non, đứt nhau thai, kém tăng trưởng trong tử cung, thai chết lưu, sinh nhẹ cân…. Phụ nữ bị cao huyết áp có thể dẫn đến xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, suy tim trong thời gian mang thai và có thể gây ra những bất thường về chức năng thận. Tùy theo trường hợp mà kiềm chế việc mang thai. Ví dụ, trường hợp đang điều trị bằng thuốc và có huyết áp tâm trương từ 110㎜Hg trở lên, đồng thời phải uống từ 2 loại thuốc cao huyết áp trở lên, hoặc trường hợp creatinine trong máu từ 2㎎/㎗ trở lên. Ngoài ra, các trường hợp cần tuyệt đối kiềm chế việc mang thai là trường hợp bị huyết khối não, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, suy tim. Vì vậy, trước khi mang thai nhất định phải kiểm tra chức năng của thận, gan, tim và trong số các thuốc chữa cao huyết áp thì có loại ACE(Enalapril) là có thể gây ra dị tật về thận cho thai nhi nên phải hỏi ý kiến tư vấn về những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc.

4) Bệnh tim

Bệnh tim ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?

Bệnh tim chiếm tỉ lệ cao nhất là 4% trong số các phụ nữ mang thai mà được biết đến như là nguyên nhân chính gây tử vong cho người mẹ. Khác với ngày xưa, hiện nay tần suất các bệnh tim gây ảnh hưởng đến việc mang thai đang dần được tăng lên.

Lí do là vì tăng cường chẩn đoán và điều trị cho những phụ nữ đang mắc bệnh tim, và hiếm muộn. Tuy nhiên, yếu tố nguy hiểm chính là những phụ nữ mang thai mắc bệnh tim sẽ làm thay đổi tim mạch trong quá trình mang thai.

Vì vậy, những người phụ nữ này trước khi mang thai nên hỏi ý kiến tư vấn và quản lí thích hợp để mang thai khỏe mạnh và sinh con khỏe mạnh. Thực tế, việc tư vấn trước khi mang thai sẽ mang lại các thông tin liên quan đến việc các chứng bệnh tim đặc biệt có nguy cơ như thế nào đối với người mẹ và thai nhi.

Để tư vấn về những điều này, cần lưu ý một số điểm sau.

Thứ nhất, phải biết được là bệnh tim gì, đã phẫu thuật hay chưa. Đối với các chứng bệnh tim uy hiếp đến tính mạng thì có thể giảm mức độ nguy hiểm bằng cách khắc phục thông qua phẫu thuật. Trong trường hợp bạn đang sử dụng van tim nhân tạo, nếu bạn thay thế Warfarin – thuốc chống đông máu có thể dẫn đến các dị tật bằng Heparin thì sẽ giảm được tỉ lệ phát sinh dị tật.

Thứ hai, phải biết trạng thái chức năng của tim. Nếu không có hạn chế về chức năng khi hoạt động thông thường, không có triệu chứng khi hoạt động hoặc chức năng chỉ bị hạn chế một chút hoặc không có triệu chứng gì khi nghỉ ngơi thì kết quả mang thai là tốt.

Thứ ba, trường hợp bản thân người phụ nữ mang thai hoặc chồng bị khuyết tật tim thì phải tìm hiểu xem mức độ nguy hiểm đối với thai nhi trong tương lai là như thế nào. Thông thường các dị tật tim bẩm sinh là do các nguyên nhân đa nhân tố. Tỉ lệ tái phát ở trẻ em là 2-18%.

Nếu người mẹ bị tắc động mạch chủ thì tỉ lệ tái phát đối với đứa con là 18%, còn nếu người bố bị tắc động mạch chủ thì tỉ lệ tái phát đối với đứa con là 3%.

Có báo cáo cho rằng tỉ lệ tái phát đối với chứng suy van hai lá là 17%. Xét về tổng thể thì nó không có triệu chứng, hoặc một số phụ nữ có nhịp tim đập nhanh và cảm thấy đau ở ngực. Trong trường hợp này, nếu trị liệu bằng Propranolol là một beta-blocker thì sẽ có phản ứng tốt. Trong quá trình mang thai, do giảm sức cản của mạch máu toàn thân nên dòng máu chảy ngược qua van hai lá cũng giảm đi. Vì vậy việc mang thai về sau của người phụ nữ được đánh giá là tốt. Thế nhưng, nếu bị cao huyết áp do tiền sản giật thì có thể bị suy tim. Vì vậy, cần có sự quản lí và chẩn đoán của khoa tim mạch trong thời kì mang thai. Và người ta cũng nói rằng tỉ lệ tái phát ở trẻ là 14%.

5) Bệnh thận: Có phải bệnh thận cũng có ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai và thai nhi?

Một số bệnh thận bị ác tính hóa trong quá trình mang thai. Viêm cầu thận làm tăng tỉ lệ phát sinh cao huyết áp trong giai đoạn cuối kì thai . Và nếu trước đó đã từng phẫu thuật thận thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ tăng lên còn chức năng thận bị giảm sút. Nếu bị sỏi thận thì càng dễ lây nhiễm hơn. Bên cạnh đó, nó có thể gây ra các bất thường về mạch máu liên quan đến chậm tăng trưởng, sinh non, tử vong trong kì chu sinh đối với thai nhi. Trong trường hợp đi kèm chứng tiền sản giật hoặc chứng cao huyết áp bị ác tính hóa thì việc sinh non do tác động nhân tạo là không tránh khỏi. Một số loại thuốc làm giảm cao huyết áp như renitec (thuốc ức chế ACE) có thể gây ra dị tật tim và suy tim cho thai nhi. Vì vậy nếu bạn có kế hoạch mang thai thì phải ngừng uống thuốc thuốc ức chế ACE và chuyển sang loại thuốc làm giảm huyết áp cao khác.

Bệnh thận đa nang là căn bệnh di truyền trội theo nhiễm sắc thể thường. Nó thường xuất hiện cùng cao huyết áp ở những người thuộc độ tuổi nửa sau 30, kết quả mang thai cũng phụ thuộc vào mức độ cao huyết áp và chức năng của thận giống như phần lớn các chứng bệnh thận khác. Tuy nhiên, việc mang thai không làm ác tính hóa thêm đối với căn bệnh này. Biến chứng kì chu sinh thì cũng giống với các phụ nữ mang thai mắc bệnh thận thông thường khác, chỉ có điều nó thường kèm theo chứng tiền sản giật hơn. Do thuốc làm giảm cao huyết áp và chứng tiền sản giật nên có nguy cơ nhẹ cân, kém tăng trưởng, sinh non và cộng với căn bệnh di truyền trội theo nhiễm sắc thể thường mà tỉ lệ trẻ mắc bệnh thận đa nang giống như người mẹ lên đến 50%.

* Bệnh thận đa nang (Polycystic renal disease)
Bệnh thận đa nang có 2 loại, một là di truyền lặn theo nhiễm sắc thể thường, tức là khi em bé còn trong bụng mẹ thì đã tạo ra bao hoạt dịch thể đa nang , dẫn đến chứng đa ối làm cho thận không thực hiện được chức năng, ngay cả chức năng tiểu tiện cũng không thể thực hiện. Kết quả là phổi của em bé không phát triển dẫn đến tử vong. Những người mẹ mang thai đứa con như thế này, thì 25% là sẽ mang thai đứa con mắc bệnh như thế trong lần tiếp theo. Còn loại thứ hai – di truyền trội theo nhiễm sắc thể thường thì sau khi trưởng thành, đến tầm độ tuổi 30~49 sẽ xuất hiện chứng cao huyết áp. Nếu cứ tiếp diễn như thế thì trong gan cũng xuất hiện túi nang hoặc có thể dẫn đến phình mạch não. Đối với những người phụ nữ mắc bệnh này, xác suất đứa trẻ cũng mắc phải là 50%. Vì vậy trước khi mang thai phải xin tư vấn về di truyền.

* Viêm thận tiểu cầu (Glomerulonephritis)
Là tên gọi của bệnh thận phát sinh do phản ứng viêm trong cầu thận – bộ lọc của thận. Viêm cầu thận có loại cấp tính và loại từ từ nặng lên thành mãn tính. Viêm cầu thận cấp tính phát triển nhanh và gây ra các triệu chứng như giảm năng lực suy nghĩ, đi tiểu ra máu, sưng mặt và xung quanh mắt, cao huyết áp…Nó được biết đến với nguyên nhân nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc thuốc. Nếu chẩn đoán muộn hoặc không chữa trị hợp lí thì viêm cầu thận cấp tính sẽ bị mãn tính hóa, trở thành viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy tim mãn tính.

6) Bệnh động kinh

Đang bị bệnh động kinh thì có thể sinh con không?

Một số nghiên cứu sơ lược đã chỉ ra rằng bệnh động kinh có liên quan đến dị tật ở trẻ sơ sinh nhưng theo các nghiên cứu gần đây thì bản thân bệnh động kinh không liên quan đến dị tật ở trẻ sơ sinh. Tuy vậy, thuốc chữa động kinh làm xuất hiện dị tật và số lượng thuốc chữa động kinh đang sử dụng càng làm tăng dần thì tỉ lệ phát sinh dị tật cũng tăng theo. Vì vậy, nếu đã mang thai thì cần phải có các xét nghiệm hình ảnh phù hợp để có thể chẩn đoán được các dị tật này. Trong trường hợp cả bố lẫn mẹ đều bị động kinh hoặc bệnh động kinh là bệnh di truyền thì cần phải hỏi ý kiến tư vấn về di truyền. Và nếu bệnh nhân không có tiến triển gì trong vòng 2 năm, hoặc không có tiến triển gì trong vòng tối thiểu là 6 tháng trước khi mang thai thì phải cân nhắc đến việc ngừng sử dụng thuốc. Trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải uống thuốc chống động kinh thì phải dùng loại tốt nhất với dung lượng ít nhất tuỳ theo mức độ tăng cường tiến triển.

Để đề phòng các khuyết tật về ống thần kinh như chứng không não, tật đứt đốt sống và các dị tật khác, phải uống axit folic 4mg hằng ngày ít nhất là cách 3 tháng trước khi mang thai cho đến khi mang thai được 12 tuần tuổi. Ngoài ra, vào giai đoạn cuối của thai kì, trọng lượng của người mẹ tăng lên và khả năng bài trừ thuốc cũng tăng lên nên, làm cho nồng độ thuốc trong máu thấp đi, vì vậy có thể không kiềm chế được chứng động kinh. Những lúc như thế này, cần phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu. Từ trước khi sinh 4 tuần, nếu uống nhiều vitamin K thì có thể đề phòng chứng xuất huyết cho em bé.