Các ví dụ câu hỏi tư vấn thường gặp (FAQ)
- Câu hỏi 1. Tôi nghe nói ngải lá kim có tác dụng làm ấm tử cung nên đã chế biến thành viên để uống. Liệu ngải lá kim có hữu ích cho việc mang thai không?
-
Trong số các thảo mộc, ví dụ như một số loại dược thảo thì ngải là loại dược thảo đang gây ra nhiều tranh cãi. Có rất nhiều ý kiến đa dạng nhưng theo kết luận của các nhà học giả thì không nên dùng nó trước khi mang thai và khi đang mang thai. Tuy nhiên, đông y cũng khuyên rằng nếu bị chứng lạnh mà không liên quan gì đến việc mang thai thì nên dùng ngải lá kim để đắp. Tóm lại, những phụ nữ đang chuẩn bị mang thai thì không nên sử dụng ngải lá kim.
- Câu hỏi 2. Vợ chồng tôi định cùng uống axit folic, thế có loại dùng riêng cho nam giới không?
-
Ở nước ta đáng tiếc là không có vitamin danh riêng cho nam giới trong độ tuổi mang thai. Tuy nhiên có nhiều loại vitamin tổng hợp bao gồm cả axit folic nên bạn hãy uống theo đơn của bác sĩ.
- Câu hỏi 3. Sau khi sảy thai tự nhiên thì phải mang thai vào thời gian nào?
-
Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa thống nhất được là sau khi phẫu thuật phá thai nhân tạo thì đến lúc nào có thai lại là hợp lí. Tuy vậy, phần lớn cho rằng thời gian nghỉ ngơi hợp lí là khoảng thời gian tính bằng 1.5~2 lần thời gian mang thai. Thế nhưng nếu đã phẫu thuật phá thai khi thai được 3 tháng tuổi thì việc kế hoạch mang thai cho 5~6 tháng sau là hợp lí nhất. Vợ chồng nên quản lí dinh dưỡng, thói quen, vận động và trong thời gian nghỉ ngơi nên hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng biện pháp tránh thai thích hợp.
- Câu hỏi 4. Tôi đang có kế hoạch mang thai ở độ tuổi cao, vậy có những điểm gì cần chú ý?(P.116~117)
-
Cho đến bây giờ, khi mang thai thì chỉ có độ tuổi của nữ giới là đối tượng xem xét, thế nhưng độ tuổi của nam giới cũng là một yếu tố cực kì quan trọng. Độ tuổi của nam giới càng lớn thì khả năng của cơ quan sinh dục càng giảm sút, do đó khả năng mang thai cũng thấp đi.
Tất nhiên nếu nữ giới thuộc độ tuổi cao (từ 35 tuổi trở lên) thì được xét vào loại mang thai có độ nguy hiểm cao. Khả năng mang thai của người phụ nữ 35 tuổi chỉ bằng một nửa so với người phụ nữ 25 tuổi.
Mức độ nguy cơ bị dị tật cho thai nhi, sảy thai tự nhiên hoặc các biến chứng khác cũng tăng cao. Đặc biệt, khả năng xuất hiện cao huyết áp thời kì mang thai, hạn chế khả năng phát triển thai nhi trong tử cung (chứng nhẹ cân), tiểu đường thời kì mang thai, đứt nhau thai, nhau tiền đạo là rất lớn. Ngoài ra khả năng sinh ra những em bé chưa đủ tháng tuổi cũng rất cao nên có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe của thai nhi, đồng thời khả năng phải mổ lấy thai cũng cao.
Tuy nhiên cũng hi vọng là nếu biết trước những mối nguy hiểm này và có biện pháp đối phó thì có thể duy trì tình trạng mang thai khỏe mạnh giống như những phụ nữ trẻ tuổi khác. Bạn đừng lo lắng quá mà hãy chăm chỉ đi khám tiền sản sau khi mang thai.
- Câu hỏi 5. Béo phì có ảnh hưởng đến việc khó sinh nở không?
-
Béo phì có ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ tinh ở cả nam và nữ. Phương pháp khoa học nhất để chẩn đoán mức độ béo phì bằng chiều cao và cân nặng chính là chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi lấy cân nặng của bản thân (kg) chia cho bình phương chiều cao (m) thì ta tìm được chỉ số khối cơ thể. Hãy điều chỉnh để chỉ số khối cơ thể ở trong khoảng 20~25.
Việc đánh giá béo phì có hơi khác nhau tùy vào mỗi quốc gia, tuy nhiên phần lớn được chia thành các loại sau.
1.Chỉ số khối cơ thể dưới 19.8: Tương ứng với loại thiếu trọng lượng. Việc tăng trọng lượng sẽ có ích cho việc tăng cường khả năng mang thai.
2. Chỉ số khối cơ thể trong khoảng 19.8~25: Tương ứng với loại trọng lượng thích hợp. Trọng lượng không ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
3. Chỉ số khối cơ thể trong khoảng 25~29: Tương ứng với loại thừa trọng lượng, trong đó nếu chỉ số từ 27.5 trở xuống thì không ảnh hưởng gì lớn đến khả năng mang thai. Còn nếu chỉ số từ 27.5~29 thì việc giảm cân sẽ có ích cho việc mang thai.
4. Chỉ số khối cơ thể từ 29 trở lên: Thì trọng lượng không những ảnh hưởng đến khả năng mang thai mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe. Phải từ từ giảm trọng lượng và ăn các loại rau tươi sạch ít mỡ, nhiều chất xơ và hoa quả.
- Câu hỏi 6. Tôi đang chuẩn bị mang thai, vậy có nhất định phải sử dụng dung dịch vệ sinh âm đạo không?
-
Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh âm đạo. Tốt nhất là dùng dòng nước đang chảy để rửa phần bên ngoài. Tất nhiên không được dùng nước để rửa vào tận bên trong âm đạo. Nếu có các triệu chứng như ngứa hoặc có mùi hoặc màu sắc của dịch bị thay đổi thì không nên dùng dung dịch vệ sinh mà phải đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác. Khả năng tự thanh lọc của âm đạo ở người phụ nữ rất ưu việt nên dù không sử dụng dung dịch vệ sinh thì phần lớn nó tự khỏi.
- Câu hỏi 7. Chu kì sinh lí ngày càng rút ngắn lại nên tôi rất lo lắng. Có phải là chứng kinh nguyệt bất thường không?
-
Kinh nguyệt bất thường không phải là tên một căn bệnh mà chỉ là triệu chứng. Trong cả cuộc đời, mỗi người phụ nữ có khoảng 400 lần kinh nguyệt. Hơn 90% phụ nữ thuộc độ tuổi 21~45 có chu kì kinh khoảng 25~46 ngày, tính ra giá trị bình quân là 28.1 ngày. Vì vậy về sinh lí học thì chu kì kinh nguyệt 28 ngày là chu kì bình thường. Tuy nhiên, trong số các phụ nữ không quá 15% là có chu kinh 28 ngày. Và hầu như không có phụ nữ nào duy trì được một chu kì nhất định trong cả cuộc đời. Ngay cả trong số những người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt ổn định theo quy tắc thì vẫn có 20% là thỉnh thoảng không tuân theo nguyên tắc. Ở mỗi lứa tuổi, chu kì kinh nguyệt cũng khác nhau. Ở lứa tuổi 30~39 là chu kì kinh nguyệt ngắn nhất, còn ở lứa tuổi 40~49 trở đi là chu kì kinh nguyệt dài nhất. Tóm lại, không thể có trường hợp nào có thể duy trì kinh nguyệt một cách chính xác với khoảng thời gian nhất định trong suốt cuộc đời. Vì vậy có khá nhiều phụ nữ nghĩ mình bị mắc chứng kinh nguyệt bất thường. Thế nhưng trên thực tế, các trường hợp phát sinh vấn đề do kinh nguyệt là không nhiều.
- Câu hỏi 8. Do chân, tay và người quá lạnh nên từ ngày bắt đầu kinh nguyệt đến khi rụng hết trứng rồi tôi vẫn dùng túi xông hơi, vậy sau khi rụng hết trứng rồi có được tiếp tục dùng túi xông hơi hay không?
-
Nếu trước khi mang thai mà cơ thể lạnh thì rất khó thụ tinh, vì vậy nên làm ấm cơ thể. Thế nhưng kể từ sau khi rụng trứng đến đầu thời kì mang thai thì không nên dùng túi nóng. Ngoài ra việc tắm nóng ví dự như tắm xông hơi cũng không tốt trong thời kì đang mang thai. Bởi vì nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu ôxi cho thai nhi.
- Câu hỏi 9. Sau khi tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
-
Trước khi mang thai phải hoàn thành tất cả các loại tiêm chủng phòng bệnh loại 6 tháng (loại 0, 2, 6 tháng hoặc loại 0, 1, 6 tháng). Như vậy là sau khi tiêm phòng rồi thì bạn có thể có con bất cứ lúc nào. Nếu có thai trong khi tiêm phòng thì nên dời các loại tiêm phòng còn lại sang thời điểm sau khi sinh.
- Câu hỏi 10. Chồng tôi đang uống thuốc trị mụn theo đơn của khoa da liễu. Thuốc trị mụn có ảnh hưởng đến dị tật ở thai nhi không?
-
Nếu chồng đang uống thuốc thì tất nhiên là có thể có ảnh hưởng. Tốt nhất là người chồng nên kết thúc việc uống thuốc 3 tháng trước khi mang thai.
- Câu hỏi 11. Tôi đang chuẩn bị mang thai nhưng lại đang được chăm sóc da liễu bằng laser tại khoa da liễu. Như vậy có sao không?
-
Có thể điều trị bằng tia laser trong quá trình chuẩn bị mang thai. Thế nhưng trong khi đang mang thai thì không nên trị liệu bằng laser. Do estrogen tăng dần trong quá trình mang thai, tức là do phản ứng thông thường trong quá trình mang thai mà các sắc tố bị lắng xuống da (tiêu biểu là tăng dần nám trên khuôn mặt) cho nên khó mà trông đợi vào hiệu quả điều trị. Phần lớn nám tăng dần trên khuôn mặt trong thời kì mang thai sẽ biến mất sau khi kết thúc việc mang thai nên không cần phải trị liệu trong khi đang mang thai.
- Câu hỏi 12. Tôi định nội soi bề mặt dạ dày, vậy nên mang thai sau bao lâu kể từ khi nội soi?
-
Nội soi bề mặt dạ dày chỉ gây ra vấn đề trong ngày nội soi. Sau khi hết một nửa thuốc gây mê để tiêm tĩnh mạch thì bạn có thể an tâm. Thuốc gây mê rất nhanh hết nên chỉ sau 2~4 ngày là nó hoàn toàn biến mất trong cơ thể của bạn. Như vậy bạn thử có thai sau 2~3 ngày là được.
- Câu hỏi 13. Trong trường hợp bị chứng suy giảm tuyến giáp mà mang thai thì có những ảnh hưởng như thế nào?
-
Chứng suy giảm tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến thai nhi trong thời kì đầu mang thai. Bởi vì thai nhi tiếp nhận và sử dụng hoóc môn của người mẹ cho đến khi có khả năng tự tạo ra hoóc môn tuyến giáp (3 tháng tuổi). Nếu không điều trị chứng suy giảm tuyến giáp mà mang thai thì có nguy cơ cao về sẩy thai, tiền sản giật, dị tật bẩm sinh, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai chết lưu…Đặc biệt nó có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí tuệ sau này nên nếu trong quá trình mang thai mà bị mắc chứng suy giảm tuyến giáp thì nhất định phải điều trị bằng thuốc. Cũng may là các loại thuốc sử dụng cho chứng suy giảm tuyến giáp không ảnh hưởng nhiều đến việc mang thai.
- Câu hỏi 14. Nếu uống quá nhiều beta-calotene trước khi mang thai, trong khi mang thai thì có vấn đề gì không?
-
Trong khi chuẩn bị mang thai, trong khi mang thai thì không được uống các loại có thành phần retinol tức là Vitamin A lấy từ động vật còn Beta-calotene tức là Vitamin A lấy từ thực vật thì không sao. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo bạn nên uống dưới 500IU. Một số bác sĩ cũng khuyến cáo khi đang chuẩn bị mang thai thì nên uống dưới 3,000IU.
- Câu hỏi 15. Nếu uốn tóc hoặc nhuộm tóc khi đang chuẩn bị mang thai thì có sao không?
-
Rất nhiều phụ nữ hỏi rằng ngay trước khi mang thai hoặc khi đang mang thai thì có được uốn tóc hoặc nhuộm tóc hay không. Bởi vì họ lo lắng về các chất độc sử dụng khi uốn tóc hoặc nhuộm tóc. Nếu kết luận thì có thể kết luận rằng thời kì tiền mang thai thì an toàn hơn khi đang mang thai. Tuy nhiên, nên kết thúc những việc này trong một thời gian ngắn ở những tiệm làm đầu sạch sẽ thoáng mát. Nếu tiếp xúc lâu với chất độc hại ở tiệm làm đầu thì sẽ có thể gây ảnh hưởng đến việc mang thai tự nhiên nên tốt nhất là hỏi ý kiến tư vấn chủa bác sĩ chuyên môn trước khi mang thai.
- Câu hỏi 16. Tôi là phụ nữ chưa kết hôn nhưng do bị chảy máu âm đạo nên đang điều trị tại sản phụ khoa. Tôi đã siêu âm qua đường hậu môn và người ta bảo là do tử cung hai sừng. Họ bảo chỉ cần kiểm tra thường xuyên là được nhưng tôi rất lo lắng.
-
Đối với tử cung hai sừng, số trường hợp nặng đến mức phải phẫu thuật chưa tới 10%. Trong trường hợp bị tử cung hai sừng, người ta không có chỉ thị gì đặc biệt về kinh nguyệt hay mang thai. Chỉ có điều sau khi mang thai mà sảy thai tự nhiên từ 2 lần trở lên thì phải xét nghiệm chính xác. Hiện tại bạn chưa kết hôn nên chẩn đoán qua đường hậu môn, còn sau này khi đã kết hôn và có kế hoạch mang thai thì chúng tôi khuyến cáo bạn nên đến bệnh viện đa khoa để khám.
- Câu hỏi 17. Hiện tôi đang cố gắng để mang thai và đã đến tháng thứ 4 rồi. Tôi định đi điều trị về răng miệng, vậy nếu chụp X-ray trong trạng thái chưa xác nhận về việc mang thai thì có sao không?
-
X-ray phải được chụp sau khi đã xác nhận là không mang thai. Nếu bạn thông báo cho nha khoa biết việc mình đang dự định mang thai thì họ sẽ sử dụng dụng cụ bảo hộ để chụp cho bạn.
SITEMAP
-
Mang thai có kế hoạch
-
Mang thai
-
Sinh con
-
Chăm sóc trẻ em
-
Bà mẹ toàn cầu
-
Thông tin chăm sóc trẻ em
Đóng sơ đồ trang web