SITEMAP
-
Mang thai có kế hoạch
-
Mang thai
-
Sinh con
-
Chăm sóc trẻ em
-
Bà mẹ toàn cầu
-
Thông tin chăm sóc trẻ em
Thời kỳ đầu cho ăn dặm là thời gian tập trẻ làm quen với cách ăn bằng muỗng hơn là cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ. Có thể ăn đồ ăn dặm ngũ cốc như gạo, nếp.v.v... và bắt đầu bằng 1~4 muỗng nước gạo được nấu bằng cách xay từ gạo. Không khuyến khích cho ăn gì khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột, nước ngũ cốc, mỗi lần thêm một loại thức ăn mới và cho ăn cùng một loại thức ăn trong 3~5 ngày để xem có bị dị ứng hay không, sau đó mới cho ăn thức ăn mới. Khi cho trẻ ăn dặm, trước tiên cho trẻ ăn một ít khi trẻ đói sau đó bổ sung phần thiếu bằng sữa mẹ. Thực hiện việc cho trẻ ăn dặm từ từ và không được ép trẻ khi trẻ không muốn ăn.
Là thời kỳ bắt đầu chính thức cho trẻ ăn dặm, phải xem xét cân bằng dinh dưỡng để chính thức bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua việc cho ăn dặm. Bắt đầu cho với dạng cháo có lượng nước gấp 7~8 lần (6 tháng) đến dạng cháo có lượng nước gấp 5~6 lần (7 tháng). Khi cho trẻ ăn dặm nên tăng từ từ, mỗi lần xay một loại nguyên liệu mới hoặc thức ăn nghiền nát. Từ lúc khoảng 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để cho trẻ ăn rau và trái cây, nên cho một loại rau hoặc trái cây và quan sát trong 3~5 ngày sau đó mới cho thức ăn mới. Đây là thời kỳ thiếu sắt dần dần nên cần phải thêm thịt vào các bữa ăn của trẻ. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chất đạm như thịt, lòng đỏ trứng gà, đậu phụ, cá,v.v... vì sự phát triển của trẻ và bổ sung chất sắt. Lúc trẻ được 7 tháng tuổi thì có thể nấu món ăn dặm gồm có ngũ cốc, rau hoặc trái cây và thực phẩm có chất đạm.
Khả năng nhai được cải thiện, trẻ có thể tự cầm thức ăn để ăn, bẻ hoặc bóp thức ăn bằng ngón tay hoặc bàn tay. Có thể cầm ly và có thể uống nước bằng ly nếu được giúp đỡ. Nên đưa muỗng cho trẻ cầm để tập cho trẻ làm quen với muỗng. Giảm thức ăn dạng cháo (lượng nước gấp 3~4 lần) và chuẩn bị các món ăn có thể cầm bằng tay (Finger Food - thức ăn để trẻ tự cầm bằng tay và ăn: Rau được nấu chín mềm, đậu phụ, pho mát nhạt, thịt nạc và trái cây xắt mỏng và nhỏ) và cho trẻ ăn. Nếu mỗi bữa ăn dặm gồm có ngũ cốc (1~2 loại) + rau (1~2 loại) và 1 loại trong số cá, trứng và đậu thì có thể trở thành thức ăn dặm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn trong miệng từ bên này sang bên kia hoặc đẩy thức ăn ra phía miệng để nhai. Bắt đầu dùng cằm và lưỡi để làm nát thức ăn và ăn. Nên cho thức ăn dặm vào chén và để trẻ tự múc ăn tại một vị trí nhất định. Cho ăn từ dạng cháo có lượng nước gấp 3~4 lần sang dạng cơm nhão có lượng nước gấp 2 lần. Vào giờ ăn, để giúp trẻ tập trung vào thức ăn lưu ý cần tránh không cho trẻ xem tivi vì sẽ làm trẻ mất tập trung. Nếu trẻ không ăn và chỉ chơi thì dọn bàn ăn sau một thời gian nhất định và phải nói cho trẻ biết rằng đây là giờ ăn không phải là giờ chơi.
Là thời kỳ có thể cho ăn một ngày ba bữa ăn như người lớn và có thể ăn nhiều loại thức ăn. Cho trẻ ăn thức ăn dưới dạng được xắt nhỏ hoặc luộc chín mềm dễ tiêu vì có khả năng sử dụng nhiều món ăn của người lớn. Cho ăn một ngày ba bữa ăn chính và 1~2 lần ăn vặt vào thời gian nhất định, sau 12 tháng tuổi thì phải cho uống sữa hoặc cho ăn thực phẩm làm từ sữa để giúp xương trẻ cứng cáp và trẻ phát triển. Trường hợp trẻ bú sữa mẹ, cũng tốt nếu vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng và chỉ cho ở mức không gây cản trở ba bữa ăn.
Viêm da dị ứng là bệnh bắt nguồn cơ bản từ dị ứng, trước tiên có thể nghĩ là nguyên nhân đó nhưng không thể chẩn đoán một cách đơn giản khi chỉ xem bên ngoài da. Nguyên nhân dị ứng lớn nhất là sản phẩm sữa, có nghĩa là sữa bột chiếm tổng cộng hơn 70%. Có nhiều trường hợp không thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm đúng thời gian và hoãn vài tháng hoặc hạn chế sử dụng nguyên liệu thức ăn dặm do lo lắng dị ứng hoặc lo lắng không biết trẻ có dị ứng hay không. Trường hợp nghi ngờ trẻ bị dị ứng với vài thực phẩm đặc biệt thì ngay lập tức phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Sau một tuần hoặc 10 ngày tham khảo ý kiến bác sỹ thì có thể tập cho trẻ ăn lại với một lượng nhỏ.