Tháng thứ 9
Sự phát triển của thai nhi
Chiều cao của thai nhi: 45~46cm, cân nặng của thai nhi: 2.300~2.600g
- ① Lớp mỡ dưới da tăng và nếp nhăn biến mất dần.
Vì lớp mỡ dưới da tăng lên nên màu da sáng dần, tròn trịa và đẹp ra. Chất gây là chất bảo vệ da cũng dày lên. Móng tay, móng chân mọc dài ra bằng cuối ngón tay, ngón chân.
- ② Có vẻ bề ngoài như trẻ sơ sinh.
Thay đổi có vẻ bề ngoài gần giống như trẻ sơ sinh và có hình dáng cân bằng. Cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện và có thể phân biệt chính xác bé trai hay bé gái. Các cơ quan nội tạng hầu như phát triển hoàn thiện ngoại trừ phổi và trong thời kỳ này nếu thai nhi sinh non sẽ gặp một số vấn đề về hô hấp nhưng nếu được xử lý đúng cách thì khả năng sống rất cao.
Thay đổi của cơ thể mẹ
- ① Cảm giác không thoải mái tăng.
Bụng to, tử cung nhô lên đến thượng vị gây sức ép lên dạ dày và phổi khiến không có cảm giác ngon miệng và khó tiêu. Cường độ hoạt động của tim tăng, cảm thấy tức tối và thở nhanh hơn. Thường xuyên có cảm giác chân bị tê, đôi khi có cảm giác như bị phù vì tử cung nhô lên nhiều.
Khi có cảm giác gần đến lúc sinh thì dễ cáu kỉnh và nhạy cảm vì lo lắng, đôi khi trở nên gấp gáp, có cảm giác bất ổn.
- ② Đau lưng dưới nặng hơn và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Bụng lớn dần, cơn đau lưng dưới cũng nặng hơn và hành động chậm chạp hơn. Cảm thấy bất tiện và đau vùng mông, khung chậu, tử cung gây sức ép lên bàng quang nên số lần đi tiểu cũng tăng và dù vừa mới đi tiểu xong nhưng vẫn có cảm giác còn nước tiểu nên không cảm thấy sảng khoái. Chất nhầy tiết ra từ âm đạo có màu đậm hơn và càng ngày càng nhiều. Nướu răng bị yếu dần và có thể chảy máu.
Điểm kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra bằng siêu âm xem thai nhi có ở bên trong ngôi mông không.
Vào thời kỳ cuối thai, thai nhi sẽ quay đầu xuống phía dưới cổ tử cung và giữ tư thế cố định này cho đến lúc trước khi sinh. Tư thế này gọi là ngôi đầu. Ngược lại có thai nhi không quay ngược đầu lại mà vẫn hướng đầu lên phía trên và đây được gọi là ngôi mông hay còn gọi là ngôi ngược. Qua siêu âm có thể kiểm tra xem có phải là ngồi i mông hay không và trong trường hợp đa thai, khi có chứng thai nhi mang nhiều nước ối, nhau tiền đạo, u xơ tử cung thì có khả năng ngôi ngược cao.
Quy tắc sinh hoạt của sản phụ
- ① Ăn nhiều lần, mỗi lần một ít các thức ăn dễ tiêu.
Là thời kỳ tử cung nhô lên đến thượng vị gây ra hiện tượng khó tiêu, cảm thấy buồn nôn,v.v… như người ốm nghén. Cảm giác khó tiêu và không ngon miệng. Lúc này đừng nên cố ép mình ăn mà nên ăn thoải mái bằng cách chia bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa.
- ② Nằm nghỉ ngay khi bụng căng.
Nếu xảy ra triệu chứng căng bụng thì ngay lập tức phải nằm nghỉ và đặc biệt việc hít thở sâu rất có hiệu quả. Khi nằm, đặt gối dưới đầu gối và giữ lưng thoải mái. Tránh gây sức ép lên bụng do cử động đột ngột lúc ngồi dậy khi đang nằm. Ngồi dậy một bên một cách từ từ, chống đỡ bằng hai tay và nâng người lên. Khi đi ra ngoài, che bảo vệ bụng bằng một tay và bảo vệ từ tác động nhỏ từ bên ngoài.
tip. Mẹo vặt: Vật dụng chuẩn bị dùng cho sinh con
- Quần áo: Áo em bé (loại cột dây hay gài nút), tã, áo quần mặc bên trong
- Vật dụng để nằm: Khăn trùm để quấn trong, khăn trùm để quấn ngoài, mền (chăn), tấm trải (ra giường), gối
- Vật dụng để tắm: Thau tắm cho trẻ em, khăn tay chất liệu vải mùng, khăn tắm loại lớn, dầu oil em bé, xà phòng, bông ngoáy tai
- Vật dụng khác: Nhiệt kế, máy làm ẩm
- Trường hợp cho uống sữa bột: Bình uống sữa, máy khử trùng