SITEMAP
-
Mang thai có kế hoạch
-
Mang thai
-
Sinh con
-
Chăm sóc trẻ em
-
Bà mẹ toàn cầu
-
Thông tin chăm sóc trẻ em
Trước hết phải rửa tay sạch trước khi cho trẻ bú sữa mẹ. Chuẩn bị nhiều cái gối và ngồi với tư thế thoải mái
Tư thế đúng là khi trẻ bú sữa, môi trên cong như miệng cá bống, cằm và mũi trẻ áp sát vào vú mẹ, ngậm sâu vùng quầng vú mẹ, động tác bú sâu đều đặn, nghe thấy tiếng trẻ nuốt sữa đều đặn và có cảm giác núm vú thoải mái sau khi trẻ bú vài lần.
Tư thế cho bú sai là đầu trẻ không cùng hướng với cơ thể, động tác chỉ ngậm và bú núm vú, bú sữa nhanh và không sâu, má thỏm vào khi bú, chop chép và phát ra âm thanh khi bú, không nghe thấy tiếng trẻ nuốt sữa đều đặn.
Sau khi bú xong, nếu rút núm vú ra khỏi miệng trẻ thì trước hết phải cho trẻ ngưng bú để tránh làm tổn thương bầu vú nhạy cảm. Nếu rút núm vú ra khỏi miệng trẻ khi trẻ đang bú thì trẻ sẽ cắn núm vú và đây là nguyên nhân của chứng đau núm vú. Phải rút núm vú ra khỏi miệng trẻ sau khi giảm lực bú bằng cách nhấn bầu vú ở gần miệng trẻ xuống phía dưới, kéo cằm trẻ xuống dưới, đặt tay mẹ vào một góc của miệng trẻ thì không gây tổn thương núm vú.
Hiệp hội khoa Nhi Mỹ khuyến khích nên cho trẻ bú sữa mẹ đến một tuổi, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc thì khuyến khích nên cho bú đến hai tuổi. Nhưng vẫn tốt nếu tiếp tục cho trẻ bú dù trẻ hơn hai tuổi nếu trẻ muốn và mẹ có thể cho bú.
Khi cắt sữa mẹ phải thực hiện từ từ bằng phương pháp giảm dần số lần cho bú hoặc giảm lượng sữa cho bú hoặc tăng khoảng cách giữa các lần bú. Trường hợp bầu vú bị căng nếu giảm việc cho trẻ bú nhưng cũng đừng nên vắt hết sữa mà chỉ vắt đến mức không còn cảm thấy khó chịu mà thôi.