SITEMAP
-
Mang thai có kế hoạch
-
Mang thai
-
Sinh con
-
Chăm sóc trẻ em
-
Bà mẹ toàn cầu
-
Thông tin chăm sóc trẻ em
Sự nhầm lẫn núm vú là hiện tượng xảy ra khi vừa cho trẻ bú sữa mẹ và bú núm vú nhựa trước tuần thứ 4~6 sau khi sinh. Lý do bị sự nhầm lẫn núm vú là vì núm vú nhựa và núm vú của mẹ có hình dạng, mùi, cảm giác khác nhau và cách mút sữa cũng khác nhau. Khi mút núm vú nhựa thì trẻ sử dụng môi và lợi, nhấn núm vú nhựa và mút sữa, lưỡi của trẻ có vai trò chặn sữa ra quá nhiều. Ngược lại khi mút núm vú của mẹ thì đặt núm vú vào sâu trong miệng trẻ, trẻ nhấn núm vú bằng lưỡi và sử dụng cơ miệng để mút sữa.
Những trẻ bú sữa mẹ có thể bị chứng vàng da lâu hơn so với trẻ bú sữa bột. Việc xem bệnh vàng da ở mức độ nào cũng cần thiết, nhưng nếu trạng thái lực bú, số lần đi vệ sinh,v.v... bình thường thì an tâm cho trẻ bú tiếp tục. Đa số bệnh vàng da do bú sữa mẹ vẫn còn khi tiếp tục cho bú sữa mẹ, nếu chỉ số vàng da cao (chỉ số vàng da 20 ㎎/㎗) thì nên ngưng không cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ bú sữa bột. Trong thời gian này, người mẹ bóp hết sữa và chuẩn bị cho bú lại. Nếu bệnh vàng da giảm sau 1~2 ngày thì có thể cho bú lại và phải đưa đến bác sỹ khoa Nhi khám xem bệnh vàng da có tái phát lại không. Đặc biệt bệnh vàng da trong một tuần đầu tiên có thể là do chứng thiếu sữa mẹ nên phải cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn.