Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Sữa mẹ và phân của trẻ

Phân của trẻ bú sữa mẹ tương đối mềm có trường hợp trẻ đi ra phân sệt như tiêu chảy khi trẻ đánh rắm hoặc đi tiểu. Phân có nhiều nước nên tã có thể bị ướt nhiều, có thể nổi bọt, màu phân không cố định nhưng có thể có màu xanh, màu vàng nhạt,v.v... Trường hợp này là bình thường nên không có lý do gì ngưng cho trẻ bú sữa mẹ. Khi bị cảm cúm nhẹ, sốt, bị viêm ruột nhẹ thì có thể thấy trẻ đi ra phân màu xanh có nhiều nước hoặc phân có chất nhầy như nước mũi. Ngoài ra trường hợp cho trẻ bú sữa mẹ từng tí và bú quá thường xuyên thì phân trẻ đi trước lúc bú và sau khi bú có thể khác. Nên đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ thường xuyên đi ra phân mềm.

Trường hợp trẻ hoãn việc đi vệ sinh khi bú sữa

Đôi khi có trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc trẻ nhỏ đi ngoài một lần trong 1~2 tuần. Có trường hợp bất an vì nghĩ trẻ bị táo bón nặng hoặc bị bệnh ngoại khoa,v.v... nhưng phần lớn đây là trường hợp bình thường. Hiện tượng này xảy ra do một trong ba nguyên nhân dưới đây. Tất nhiên nếu thấy trẻ có thói quen đi vệ sinh không hợp lý thì điều cần thiết cơ bản là phải đưa trẻ đến khoa Nhi để điều trị.

Bú sữa mẹ bình thường

Trong các trẻ bú sữa mẹ bình thường, đôi khi có trường hợp như vậy và trường hợp này là do sữa mẹ quá dễ để tiêu hóa và sức hấp thụ tốt nên không có gì để thải ra phân. Cân nặng tăng tốt và dù không đi ngoài nhưng vẫn không có biểu hiện no rõ ràng,v.v… và nếu trẻ đi ra phân mềm dù không đi ngoài trong trong thời gian dài thì có thể nghĩ đây là do trường hợp này.

Trẻ thiếu sữa mẹ

Trường hợp sữa mẹ thiếu, trẻ gần như hấp thụ hết nên không có gì để thải ra phân và lúc này có thể dễ dàng nhận biết trường hợp thiếu sữa mẹ nếu thấy trẻ khóc hoặc có sự thay đổi về cân nặng.

Trường hợp có bệnh tiềm ẩn

Ví dụ tiêu biểu của bệnh tiềm ẩn là bệnh suy chức năng tuyến giáp nội khoa và, bệnh phình đại tràng bẩm sinh ngoại khoa. Hiện nay, có thể chẩn đoán bệnh suy chức năng tuyến giáp khi kiểm tra rối loạn trao đổi chất bẩm sinh ngay sau khi sinh nên nếu lúc kiểm tra được chẩn đoán bình thường thì đa số không cần phải lo lắng. Nếu có bệnh phình đại tràng bẩm sinh thì trẻ đi ra phân su trễ hơn 2 ngày sau khi sinh, hoặc phải nghi ngờ nếu luôn có cảm giác bụng trẻ phình to chỉ sau mấy ngày không đi ngoài và bụng trẻ bị thóp vào sau khi đi ngoài. Lúc này, cách tốt nhất là phải đưa trẻ đến khoa Nhi gần nhất.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web