Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Bệnh tật và triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

1) Tiếng khóc của trẻ

Ngôn ngữ duy nhất của trẻ là khóc. Lúc này phải xem trẻ có đói không, có cần phải thay tã khác không, có bị khó chịu ở đâu không, có bị đau ở đâu không và phải dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc nhiều mà không có lý do. Phương pháp dỗ dành trẻ như thay tã cho trẻ, giúp trẻ ợ hơi, đắp mền và ôm trẻ, bồng trẻ ra ngoài hoặc tùy theo trường hợp có thể cho trẻ đi xe.

2) Bệnh vàng da

Bệnh vàng da sinh lý phát sinh khoảng 2~3 ngày sau khi sinh và thường biến mất trong vòng 5~7 ngày. Bệnh vàng da phát sinh từ đầu đến chân trẻ do lượng chất sắt tố cao nhưng vì phải phân biệt với bệnh vàng da bệnh lý nên nếu trong trường hợp khó phân biệt thì phải đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt, trường hợp người mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh âm tính thì phải lưu ý và trường hợp trẻ bú sữa mẹ có thể bị vàng da kéo dài hơn một tháng. Trường hợp không bị vàng da quá nặng khi bú sữa mẹ thì vẫn có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nhưng phải tạm ngừng trong trường hợp trẻ bị nặng.

3) Dự phòng viêm gan

Trẻ sơ sinh không có sức đề kháng với vi rút hoặc vi khuẩn nên dễ dàng bị bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt dễ bị lây bệnh truyền nhiễm ở nơi đông người hoặc gia đình có người bị cảm hoặc tiêu chảy. Phương pháp tốt nhất để phòng tránh là rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt phải tạo thói quen rửa tay trước và sau khi giữ trẻ, trước khi cho trẻ bú, sau khi thay tã. Ngoài ra phải thường xuyên rửa sạch bình sữa, núm bình sữa, đồ chơi của trẻ,v.v… và bảo quản ở nơi sạch sẽ.

4) Hăm do tả lót

Thường thay tã lót khi trẻ thức giấc, sau khi bú, trước khi ngủ và mỗi ngày thường thay khoảng 10 lần. Phải thay tã sau khi trẻ đi vệ sinh thì có thể phòng tránh hăm tã lót cho trẻ, phải rửa sạch bằng xà phòng trung tính và nước ấm ở vùng quấn tã, lau nhẹ nhàng cho khô, khi dùng khăn ướt thì cũng sử dụng loại không có chất cồn hoặc không có mùi hương. Đừng sử dụng phấn vì việc sử dụng phấn có thể làm cho vùng hăm tã thêm nặng. Việc rửa sạch và lau khô là quan trọng, trường hợp nặng phải đưa đến bác sỹ.

5) Nôn và nấc cục

Có nhiều trẻ thường bị tràn một ít sữa mẹ (sữa bột) ra miệng sau khi bú mà không liên quan đến ợ hơi nhưng không có vấn đề gì nếu trẻ vẫn ăn tốt, không bị giảm cân, lượng nôn ra ngoài ít. Trường hợp thường xuyên bị tràn sữa, nếu đặt trẻ nằm thẳng người như đứng sau khi bú thì có thể ngặn chặn việc tràn sữa. Hoặc có thể thấy trẻ bị nấc cục khi tã bị ướt hoặc sau khi uống sữa nhưng tình hình sẽ tốt hơn mà không cần phải điều trị đặc biệt gì. Trong vòng 1 tháng sau khi sinh, nếu trẻ không tăng cân và nôn nhiều thì phải đưa trẻ đến bệnh viện vì có khả năng bị chứng hẹp môn vị.

6) Đau bụng nhũ nhi

Đau bụng nhũ nhi là nói đến hiện tượng trẻ chơi bình thường vào ban ngày nhưng vào ban đêm thì giãy giụa suốt mấy tiếng hoặc có khi khóc cả đêm. Có đặc điểm không dỗ dành được như bình thường và trẻ chỉ ngủ khi kiệt sức. Nguyên nhân đau bụng nhũ nhi chưa được biết rõ. Thông thường đau bụng nhũ nhi bắt đầu trong thời gian khoảng 2~4 tuần sau khi sinh và giảm dần khi trẻ được khoảng 6 tuần và hết hẳn khi trẻ được khoảng 4 tháng. Đừng hốt hoảng khi trẻ khóc dữ dội, việc cần làm là ôm và dỗ dành trẻ, giúp trẻ ợ hơi hoặc kích thích vào hậu môn để cho trẻ đi ngoài hoặc đánh rắm,

※ Trường hợp phải đến bệnh viện
Khi trẻ không ăn tốt và lực bú sữa yếu đi; khi ngủ quá nhiều (hơn 22 tiếng một ngày); khi nôn nhiều hoặc số lần nôn nhiều hoặc khi nôn nước có màu xanh; khi thường xuyên bị tiêu chảy như nước; khi hầu như không đi tiểu; khi bị xám hơn bình thường; khi thở nhanh hoặc khó thở; khi nóng hơn 37.8°C; khi da bị trắng bạch hoặc có màu xanh; khi bị co giật.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web