Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Huấn luyện cho các cặp vợ chồng cần có chế độ quản lý đặc biệt

1) U xơ tử cung

Người ta vẫn chưa trả lời rõ ràng cho câu hỏi nếu người phụ nữ không có gì bất thường về nội tiết tố thì có bị u xơ tử cung hay không. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất đối với hiện tượng chảy máu tử cung bất thường ở phụ nữ chính là u xơ tử cung. Ngoài ra, u xơ tử cung cũng là một căn bệnh mà một số bác sĩ hay xem thường nhất mặc dù nó gây khó khăn cho việc mang thai tự nhiên. Lý do là vì nếu so sánh thì bản thân u xơ tử cung là căn bệnh ít gặp ở phụ nữ và phần lớn đều nhận định là nó không ảnh hưởng đến việc mang thai. Tuy vậy, u xơ tử cung có liên quan đến mang thai tự nhiên nên chúng ta không được xem thường. Việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Tôi xin giới thiệu sơ lược về u xơ tử cung như trên, còn phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn.

a) U xơ tử cung là gì?

U xơ tử cung là u lành tính phát sinh trong cơ trơn cấu tạo nên lớp cơ của tử cung. Là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ khoảng 25%. Thông thường nó phát sinh dưới dạng số nhiều và kích cỡ của nó đa dạng từ nhỏ đến 10cm hoặc lớn hơn, nhưng cũng có trường hợp không có triệu chứng nào. Tuỳ theo vị trí phát sinh mà người ta chia thành u thanh mạc (trường hợp phát triển trên bề mặt tử cung), u cơ (trường hợp phát triển bên trong cơ tử cung) và u màng nhầy (trường hợp phát triển theo hướng nội mạc tử cung).

Nếu có triệu chứng thì chủ yếu là biểu hiện đa huyết kinh. Kinh nguyệt bị ra nhiều chủ yếu là do tồn tại các khối u lớn làm giãn rộng bề mặt của nội mạc tử cung. Hơn nữa, trong chu kì kinh nguyệt, khi có kinh thì cơ co lại làm giảm dần lượng huyết kinh rồi chuyển sang chu kì kinh mới, thế nhưng khi bị u xơ thì việc xuất huyết của kinh nguyệt bị ngừng lại và ngăn cản sự co cơ trơn đầy đủ của tử cung. Vì vậy dù chu kì kinh nguyệt đã kết thúc nhưng lượng kinh nguyệt vẫn không ngừng chảy hoặc chảy ra nhiều.

U xơ là u lành tính nhưng nếu tốc độ phát triển quá nhanh thì nó có thể là một căn bệnh ung thư có tên gọi là ung thư mô liên kết (Sarcoma). Ung thư mô liên kết là một loại ung thư rất hiếm gặp ở thành tử cung. Nó chỉ là trường hợp hiếm thấy, thế nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ hoặc siêu âm đều đặn để không nảy sinh ra những mối lo lắng như vậy.

b) Nếu muốn mang thai khi đang bị u xơ tử cung thì phải làm thế nào?

Các bác sĩ chủ yếu khám hoặc siêu âm khung xương chậu để chẩn đoán u xơ. Tuỳ vào vị trí và kích thước của u xơ mà có thể là không mang thai được. Việc điều trị phải được tiến hành phù hợp với từng cá nhân sau khi phân tích tổng hợp xem mức độ nghiêm trọng của triệu chứng như thế nào, sau này có mang thai được hay không, u sợi đang phát triển nhanh ở mức độ nào. Nếu không có triệu chứng, không có kế hoạch mang thai và u xơ không đè lên các cơ quan khác thì có thể quan sát theo dõi mà không cần kế hoạch bổ sung. Tuy nhiên nếu chỉ phát hiện ra u xơ tử cung mà không có vấn đề gì đặc biệt khác trên cơ thể và không thể mang thai tự nhiên thì phải phán đoán một cách bình tĩnh và chính xác về u xơ.

c) Hầu hết vẫn có khả năng mang thai dù bị u xơ tử cung.

Thực tế, rất ít trường hợp bị u xơ tử cung mà u xơ đó có liên quan đến vô sinh. Tuy nhiên nếu bị u xơ tử cung thì trước khi mang thai nhất định phải theo dõi vị trí và độ lớn của u bằng cách chụp siêu âm hoặc các biện pháp khác với chu kì 3 tháng.

U xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai tuỳ theo vị trí và kích cỡ của nó. Nếu nó là cái bướu phát triển bên ngoài tử cung, tức là u xơ thanh mạc thì nó không có ảnh hưởng gì lớn lắm đến quá trình thụ tinh. Nếu nó là u xơ phát triển ở lớp giữa của tử cung, tức là trong lớp cơ thì vị trí và độ lớn của nó có ảnh hưởng một chút đến quá trình mang thai, thế nhưng rất hiếm trường hợp ảnh hưởng đến việc thụ tinh cho dù là u xơ loại lớn.

Tuy vậy, nếu u xơ tử cung xuất hiện trong nội mạc tử cung, đặc biệt là nổi bướu trong khoang tử cung thì đôi khi nó có liên quan đến vô sinh và dù có mang thai rồi thì vẫn bị sảy thai.

d) Trường hợp có thai trong trạng thái bị u xơ tử cung

Ngay cả khi bị u xơ tử cung với kích thước từ 10cm trở lên thì cũng không có ảnh hưởng gì lớn trong khi đang mang thai. Tuy nhiên, nếu u xơ tử cung xuất hiện ở phía miệng tử cung, tức là cổ tử cung thì trong quá trình sinh đẻ có thể bị khó sinh nên tuỳ theo từng trường hợp mà có thể cần phẫu thuật lấy thai nhi. Cũng có trường hợp lên cơn đau do sự thoái hoá lần 2 của u xơ tử cung trong quá trình mang thai, trong trường hợp này phải phân biệt rõ với cơn đau đẻ sớm nên khi bị đau thì nhất định phải đến bệnh viện. Bởi vì tử cung có thể co thắt do cơn đau. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian ngắn cơn đau sẽ biến mất và không còn cơn đau đẻ sớm nữa.

e)Hãy chẩn đoán u xơ tử cung bằng phương pháp nội soi tử cung trước khi mang thai.

U xơ tử cung là căn bệnh tuy không gây ảnh hưởng lớn đến việc thụ tinh và mang thai nhưng cần phải kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt phải theo dõi cẩn thận trước khi mang thai, nếu bị u xơ tử cung với kích thước lớn trong khoang tử cung thì có thể gây vô sinh, hoặc sẩy thai và đẻ non nếu đã có thai, vì vậy phải điều trị bằng phương pháp nội soi tử cung. Gần đây, do sự phát triển vượt bậc của các loại máy điều trị ưu việt nên dù bạn không nhập viện thì vẫn có thể điều trị ngoại trú và loại bỏ các u xơ một cách dễ dàng, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về việc điều trị.

Đã đến thời đại mà chúng ta có thể chẩn đoán dễ dàng các bất thường trong tử cung bằng phương pháp nội soi tử cung cũng giống như các bác sĩ khoa nội dễ dàng chẩn đoán các tổn thương trong dạ dày bằng phương pháp nội soi dạ dày. Đây là lúc mà những phụ nữ muốn mang thai tự nhiên phải xem xét cả việc kiểm tra nội soi tử cung trong số các nội dung kiểm tra sức khoẻ. Nội soi tử cung có ưu điểm là không những tìm được u xơ tử cung mà còn phát hiện ra những tổn thương về bướu thịt (Polyp), có thể chẩn đoán và chữa trị đồng thời.

f)Mang thai sau khi đã loại bỏ u xơ tử cung

Việc này có những khả năng khác nhau tuỳ vào vị trí của u xơ tử cung và phương pháp phẫu thuật loại bỏ. Giả sử, nếu đã phẫu thuật nội soi bụng hay phẫu thuật ở bụng để loại bỏ u cơ hay u thanh mạc phát triển ngoài tử cung thì chúng tôi khuyến cáo bạn nên mang thai sau đó 3 tháng. Còn nếu đã phẫu thuật nội soi tử cung để loại bỏ u màng nhầy thì nên cố gắng mang thai sau đó ít nhất là 6 tháng. Thế nhưng tốt nhất là nên thảo luận với các bác sĩ phụ trách hiểu rõ về môi trường trong ngoài tử cung và hiểu rõ những nội dung theo dõi khi phẫu thuật để quyết định thời kì mang thai thích hợp. Trong trường hợp bạn đã làm phẫu thuật cắt bỏ u xơ lớn làm thủng bề mặt tử cung (thanh mạc) và nội mạc tử cung, bạn phải biết rằng dù đã có thai nhưng về sau vẫn phải cẩn thận và có khi phải dùng đễn phẫu thuật lấy thai lúc sinh đẻ.

g) Phương pháp loại bỏ u xơ tử cung mà không cần phẫu thuật

Vẫn có phương pháp phi phẫu thuật để điều trị u xơ tử cung. Đó là phương pháp sử dung thuốc tiêm, nó gây mãn kinh tạm thời và làm co rút u xơ. Phải tiêm ít nhất là 3-6 tháng. Trong số các phương pháp phát minh trong thời gian gần đây có thủ thuật làm tắc mạch máu tử cung, tức là tìm ra mạch máu cung cấp dinh dưỡng để nuôi lớn u xơ rồi ngăn chặn mạch máu đó, làm cho u xơ teo nhỏ lại.

Tuy nhiện bạn phải biết rằng phương pháp điều trị phi phẫu thuật chỉ là phương pháp tạm thời. Bởi vì cũng có trường hợp sau khi kết thúc việc điều trị u xơ lại to dần lên. Đặc biệt, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nguy cơ và khả năng mang thai của những trường hợp này trước khi mang thai, sau khi mang thai và khả năng tái phát.

h) Chứng tử cung bị gập ra phía sau và vô sinh

Trong trạng thái thông thường thì tử cung nghiêng về phía trước. Tuy nhiên cũng có trường hợp tử cung bị nghiêng về phía sau, người ta gọi hiện tượng này là chứng tử cung gập ra phía sau. Khi sinh xong hoặc khi bị u xơ ở thành sau tử cung thì tử cung sẽ có hình dạng gập ra phía sau. Thực tế, cứ 5 người phụ nữ thì có 1 người đang mặc chứng tử cung gập ra phía sau. Một số phụ nữ tin rằng nếu tử cung bị gập ra phía sau thì tinh trùng khó bơi vào nên có thể dẫn đến vô sinh, thế nhưng thực tế là chứng tử cung gập ra phía sau không phải là nguyên nhân gây vô sinh và cũng không phải là triệu chứng cần phẫu thuật. Tuy nhiên có báo cáo cho rằng tần suất sẩy thai hay xuất huyết khi đang mang thai do chứng tử cung gập ra phía sau đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.

2) Chứng nội mạc tử cung

a) Chứng nội mạc tử cung là gì?

Chứng nội mạc tử cung là hiện tượng tổ chức của nội mạc tử cung vượt ra ngoài đến khoang tử cung. Trong số các phụ nữ mang thai thì có khoảng 7% bị vô sinh hoặc bị đau vùng chậu do chứng nội mạc tử cung. Nguyên nhân chính xác của chứng nội mạc tử cung vẫn chưa được làm rõ, thế nhưng người ta cho rằng là kinh nguyệt chảy ngược qua buồng trứng gây ra chứng nội mạc tử cung. Một số nhà khoa học thì lại cho rằng liệu đây có phải là chứng bệnh do hình thành mạch máu (tạo ra các mạch máu mới). Điều này là do hoạt động sản xuất mạch máu ở nội mạc tử cung của những người phụ nữ bị mắc chứng bệnh này linh hoạt hơn so với những người phụ nữ bình thường. Trong trường hợp một phần nội mạc tử cung bị dính vào các cơ quan trong vùng bụng như bàng quang, ruột, buồng trứng thì nó sẽ lớn ra hoặc bị co lại do sự thay đổi nội tiết tố theo chu kì kinh nguyệt và nó biểu hiện bằng một số triệu chứng.

Cho dù đang mắc chứng nội mạc tử cung vẫn có rất nhiều phụ nữ hầu như không có triệu chứng gì, cũng có một số phụ nữ coi như không biết là mình đang mắc bệnh và vẫn mang thai tự nhiên như bình thường. Tuy nhiên một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những phụ nữ cảm thấy đau vùng chậu thì 1/3 số là bị vô sinh.

b) Chứng nội mạc tử cung xảy ra nhiều trong buồng trứng và ống dẫn trứng.

Nếu mắc chứng nội mạc tử cung thì bên trong vùng chậu sẽ bị bám dính và thu hẹp lại, đương nhiên buồng trứng và ống dẫn trứng cũng bị tổn thương. Nếu chứng nội mạc tử cung xuất hiện trong ống dẫn trứng thì có thể dẫn đến tắc ống dẫn trứng. Và nếu ống dẫn trứng bị tắc thì đương nhiên không thể có thai. Còn nếu chứng nội mạc tử cung xuất hiện trong buồng trứng thì sẽ gây trở ngại cho toàn bộ quá trình rụng trứng. Lí do chứng nội mạc tử cung gây trở ngại lớn đến mang thai tự nhiên chính là vì nó chủ yếu phát sinh trong ống dẫn trứng và buồng trứng. Vì vậy nó liên quan đến vô sinh.

c) Có rất nhiều trường hợp nếu người mẹ mắc chứng nội mạc tử cung thì con gái cũng mắc chứng nội mạc tử cung.

Mối tương quan mang tính di truyền đó tuy chưa được chỉ ra rõ ràng, thế nhưng đã có rất nhiều trường hợp các bé gái bị mắc chứng nội mạc tử cung thì người mẹ cũng mắc chứng nội mạc tử cung. Tất nhiên người mẹ đã sinh ra con gái nên chứng nội mạc tử cung không trầm trọng đến mức gây vô sinh, nhưng nếu người mẹ bị đau bụng kinh hoặc lên cơn đau khi giao hợp thì khi con gái bước vào tuổi trưởng thành, phải theo dõi chu kì kinh nguyệt và xem xem có bị đau bụng kinh hay không. Đương nhiên là việc chẩn đoán sớm sẽ mang lại kết quả tốt.

Chứng nội mạc tử cung có xu hướng di truyền mạnh mẽ và là nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nữ giới. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các bà mẹ bị mắc chứng nội mạc tử cung khi có con gái kết hôn thì nhất định phải yêu cầu con gái đến sản phụ khoa để khám trước khi kết hôn hay trước khi mang thai rồi mới được kết hôn, mang thai.

d) Phân loại và triệu chứng của chứng nội mạc tử cung

Có nhiều hệ thống phân loại chứng nội mạc tử cung nhưng trong số đó phương pháp sử dụng nhiều nhất là phương pháp phân loại của Hiệp hội y học sinh sản Hoa Kì (American Society for Reproductive Medicine). Tùy thuộc vào mức độ gia tăng chứng nội mạc tử cung trong khoang bụng, các vết sẹo liên quan và mức độ co hẹp mà người ta chia thành 4 giai đoạn. 4 giai đoạn đó là cực nhỏ, nhẹ, trung bình, nặng.

Triệu chứng chính là đau bụng kinh, khi có kinh thì lượng kinh nguyệt ra nhiều và thời gian kinh nguyệt có thể kéo dài. Đau vùng chậu và đau khi giao hợp cũng là các triệu chứng chính. Tuy nhiên dù chứng nội mạc tử cung có nghiêm trọng như thế nào thì cũng có bệnh nhân không thấy biểu hiện của triệu chứng. Các bác sĩ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mà lựa chọn phương pháp điều trị. Có nhiều phương pháp ví dụ như phẫu thuật hoặc trị liệu bằng thuốc.

e) Điều trị chứng nội mạc tử cung

Nếu là chứng nội mạc tử cung không nghiêm trọng thì chúng tôi khuyên bạn trước tiên nên điều trị bằng thuốc. Hãy dùng chất tương tự nội tiết tố giải phóng sinh dục hưng phấn tố (GnRH) mỗi tháng 1 lần, dài nhất là trong vòng 3~6 tháng để làm mãn kinh tạm thời. Trong thời gian trị liệu không được cố gắng để mang thai.

Nếu đã chắc chắn rằng chứng nội mạc tử cung là nguyên nhân gây vô sinh thì phải chữa trị bằng phẫu thuật ngay lập tức. Phương pháp chữa trị chủ yếu là sử dụng biện pháp soi bụng để loại bỏ chứng nội mạc tử cung bằng laser và phẫu thuật đốt điện hoặc bóc tách phần bị bám dính. Chỉ cần phẫu thuật thành công thì sau mấy tuần hoặc mấy tháng là bạn có thể mang thai được.

Trong trường hợp không phản ứng với việc điều trị bằng thuốc hoặc không thể phẫu thuật được, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như bội rụng trứng, thụ tinh trong tử cung (IUI), thủ thuật trong ống nghiệm (IVF). Chứng nội mạc tử cung là chứng bệnh tái phát khi ở trong buồng trứng. Vì vậy phải cố gắng mang thai trong thời gian nhanh nhất có thể bằng cách sử dụng riêng rẽ hoặc hỗn hợp các phương pháp như trên.

f) Phương pháp điều trị bổ sung cho chứng nội mạc tử cung

Một lối sống sinh hoạt lành mạnh bao gồm thói quen ăn uống lành mạnh và vận động sẽ hữu ích đối với các triệu chứng của chứng nội mạc tử cung. Các môn vận động về tinh thần lẫn cơ thể như Yoga tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng nó được biết đến với nhiều hữu ích cho sự khỏe mạnh và niềm hạnh phúc của các bệnh nhân mắc chứng nội mạc tử cung. Đặc biệt, người ta đang suy nghĩ xem liệu có phải yoga làm tăng dòng máu trong vùng chậu, cung cấp nguồn ôxi tươi mới cho những phần bị tổn thương, mang lại hiệu quả trong việc đề phòng và chữa trị hay không. Các bạn hãy nhớ rằng, nếu vận động theo quy tắc và thích hợp thì sẽ mang lại nhiều lợi ích, trái lại nếu vận động quá sức thì nó thậm chí sẽ ức chế hệ thống miễn dịch.

Đặc biệt, những người phụ nữ mắc chứng nội mạc tử cung, nếu chủng loại của carbohydrate không đa dạng thì dễ dẫn đến khuynh hướng khó chịu vùng bụng, vì vậy phải ăn uống một cách điều độ và làm cho vùng bụng cảm thấy thoải mái. Hãy nhớ một điều rằng khi mắc chứng nội mạc tử cung, nếu sử dụng chất béo omega-3, Vitamin A, C, E, các chất dinh dưỡng có chứa nhiều khoáng chất như selenium, kẽm thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Một số loại trà thảo mộc (Herb-tea) không có caffeine cũng hữu ích trong trường hợp này nên hãy giảm cà phê và thay vào đó hãy uống trà thảo mộc pha với nước ấm. Đương nhiên bạn phải nghe lời khuyên của chuyên gia để chọn cho mình những loại trà, thảo mộc thích hợp.

h) Lưu đồ quản lí chứng nội mạc tử cung

[ Nguồn tin:Kimsonline (kimsonline.co.kr) ]

U buồng trứng

Ovarian tumor management flowchart

[ Source: Kims Online (kimsonline.co.kr) ]

Liệu có phải là ung thư buồng trứng?

Không phải tất cả các khối u (bướu) có trong buồng trứng đều là ung thư. Các bệnh thường gặp nhất trong buồng trứng là khối u nhưng phần lớn là các khối u lành tính. U nang buồng trứng là nói đến các khối u lành tính trong buồng trứng. Đặc biệt, các khối u buồng trứng xuất hiện trong độ tuổi mang thai phần lớn (80~85%) là u lành tính. Các khối u có thể ở dạng thể rắn, hoặc là các túi nang chứa đầy dịch. Tuy nhiên phải khám và kiểm tra bằng siêu âm để xem có phải ác tính hay không. Trong trường hợp kích thước khối u từ 8cm trở lên hoặc chứa thành phần chất rắn hoặc có màng trong lót thành bên trong u nang, hoặc là kích thước nhỏ nhưng có triệu chứng thì cần phải phẫu thuật. Ngoài ra, nếu là u nang mà sau mấy tháng kích thước vẫn không nhỏ đi thì tốt nhất là nên loại bỏ bằng phẫu thuật.

b.~d. Nguồn dữ liệu: Giáo sư Han Jeong Yeol (Khoa sản bệnh viện Jeil trường đại học y Kwandong) - Giám đốc Trung tâm tư vấn an toàn dành cho các bà mẹ Hàn Quốc

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web