Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 7

Phát triển của thai nhi

How your baby has grown

Chiều cao của thai nhi: 35cm, cân nặng của thai nhi: 1000g

  1. ① Thị giác và thính giác phát triển gần như hoàn thiện nên phản ứng tích cực với tác động bên ngoài. Thính giác phát triển liên tục trong thời gian qua gần như hoàn thiện vào thời kỳ này nên có thể căng thẳng hoặc ngạc nhiên với âm thanh kỳ lạ từ bên ngoài của cơ thể mẹ. Ghét tiếng la hét hoặc âm thanh ồn ào và thích nhạc nhẹ hoặc tiếng mẹ. Thị giác cũng phát triển nên có phản ứng như nhăn mắt, ngạc nhiên với ánh sáng mạnh từ bên ngoài.
  2. ② Phổi phát triển và tập hô hấp.
    Thai nhi tự hô hấp nhẹ nhưng vẫn chưa phát triển hoàn nhiện.
    Lớp da mỏng ngày càng dày hơn, chất mỡ là tuyến bã nhờn cũng tăng lên và bao phủ khắp cơ thể để bảo vệ thai nhi.

Thay đổi của cơ thể mẹ

  1. ① Xuất hiện vết rạn da màu nâu ở vùng bụng và xung quanh vú.
    Nước ối tăng, bụng to đột ngột và xuất hiện vết rạn da màu nâu. Vết rạn da là hiện tượng mao mạch ở dưới da bị vỡ và có thể thấy ở ngoài da vì da bị giãn nhưng đa phần đều biến mất sau khi sinh. Bụng to, thở nhanh hơn và có thể gặp khó khăn khi ngủ.
  2. ② Phải đi đến bệnh viện ngay lập tức khi triệu chứng bụng căng kéo dài hoặc nghiêm trọng.
    Tử cung nhô lên đến giữa rốn và thượng vị gây sức ép lên dạ dày dẫn đến khó tiêu và gây sức ép lên đường ruột khiến bị tiêu bón nặng. Thường có cảm giác bụng căng và cứng, những lúc này phải nghỉ ngơi và chờ cho đến khi triệu chứng này biến mất. Nếu triệu chứng căng bụng vẫn tiếp tục hoặc càng lúc càng trầm trọng thì lập tức phải đi đến bệnh viện để kiểm tra xem có nguy cơ sinh non không.
  3. ③ Dễ xuất hiện chứng giãn tĩnh mạch ở bắp đùi, bắp chân, cơ quan sinh dục,v.v…
    Cân nặng tăng hơn so với trước khi mang thai và thường bị đau lưng hoặc đau thắt lưng, phù bàn chân hoặc chân bị tê. Lượng máu tăng và mạch máu phình to, tử cung lớn dần gây sức ép lên tĩnh mạch nên mạch máu ở cơ quan sinh dục, bắp đùi, bắp chân,v.v… phìng ra dễ xuất hiện chứng giãn tĩnh mạch.
    Nguyên nhân khiến chân bị tê chưa được biết rõ nhưng việc thiếu chất dinh dưỡng bao gồm cả chất khoáng và sự mệt mỏi của cơ bắp được coi là nguyên nhân khiến chân bị tê. Nếu ăn uống cân bằng, mát xa chân, mang giày gót thấp và mềm thì có thể phòng tránh được phần nào.

Điểm kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Chứng cao huyết áp khi mang thai có thể xuất hiện vào thời kỳ cuối thai, việc kiểm tra đinh kỳ rất quan trọng nếu không có triệu chứng gì đặc biệt. Tiền kinh sản là nói đến khi huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg, huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg cùng với chứng cao huyết áp và nước tiểu có albumin. Xác định nước tiểu có albumin bằng xét nghiệm nước tiểu. Nếu nghi ngờ bị chứng tiền sản giật thì cần nhập viện điều trị dự phòng đúng cách để chẩn đoán chính xác và phòng ngừa chứng tiền sản giật (trước đây còn gọi là chứng nhiễm độc thai nghén).

Quy tắc sinh hoạt của sản phụ

  1. ① Thường xuyên mát xa thân thể nhằm phòng tránh vết rạn da.
    Da căng dần làm xuất hiện vết rạn da ở xung quanh bụng. Đặc biệt thành trong bụng được chia ra và đường màu mận cũng xuất hiện ở trung tâm rốn, xuất hiện đường cong hoặc đường thẳng ở mông và bắp đùi. Việc mát xa thân thể đều đặn mỗi ngày có thể giúp phòng tránh vết rạn da do việc tăng cân nhanh đột xuất.
  2. ② Cảm thấy thoải mái lúc nằm nghiêng một bên khi ngủ.
    Vào thời kỳ này, gặp khó khăn trong việc nằm ngửa khi ngủ vì bụng căng lớn. Tư thế nằm ngửa gây sức ép lên tĩnh mạch chủ theo cột sống do tử cung lớn ra và khiến cho việc trao đổi máu không tốt, vì thế tốt nhất nên nằm với tư thế nằm nghiêng một bên, co chân phía trên vào và đặt xuống giường hoặc cho gối vào giữa hai chân.

Độ cao thấp của gối quyết định giấc ngủ ngon hay không. Độ cao thích hợp nhất của gối là ở mức độ đường cong của cổ có thể duy trì một cách tự nhiên khi nằm nghiêng một bên.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web