Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Sinh hoạt thường ngày trong lúc mang thai

Cuộc sống thường ngày trong thời gian mang thai

Dinh dưỡng và cân nặng

Nói chung, sản phụ có thể ăn tất cả những món ăn mà bản thân mình thích.
Thông thường, trọng lượng cơ thể sản phụ tăng từ 11.5kg đến 16kg trong thời gian mang thai. Và cũng có báo cáo rằng nếu là Sản phụ khỏe mạnh thì dù cân nặng có vượt qua phạm vi trên thì cũng không có vấn đề gì. Nếu sản phụ hấp thụ vitamin B từ lúc mang thai 1 tháng đến khi được 100 ngày thì sẽ giúp thai nhi phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh. Mỗi sản phụ cần bổ sung 30mg lượng chất sắt mỗi ngày. Trường hợp sản phụ có (một) chế độ ăn kiêng tốt thì không cần phải uống các loại vitamin bổ sung.

Rượu, thuốc lá, chất cafêin

Việc uống rượu trong thời gian mang thai được xác nhận gây ảnh hưởng đến thai nhi nên tốt nhất không nên uống rượu. Việc hút thuốc cũng không được. Vì nó có thể dẫn đến việc trẻ sinh thiếu cân và tỷ lệ tử vong trong chu kỳ sinh. Việc uống cà phê trong thời gian mang thai được xác định không có liên quan đến việc trẻ sinh thiếu cân và dị dạng. Tuy nhiên cũng không nên uống quá 3 ly mỗi ngày.

Tập thể dục

Thông thường không có lý do hạn chế đặc biệt nào đối với sản phụ nếu việc vận động không khiến sản phụ mệt hoặc gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Trường hợp sản phụ không bị cấm kỵ nào do biến chứng thì có thể luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày. Việc hạn chế vận động do những biến chứng trong thời gian mang thai là cần thiết như trường hợp sản phụ bị chứng cao huyết áp mang thai có tính nguy hiểm, chứa nhiều thai, thai nhi phát triển trong tử cung, bệnh tim, v.v…

Công việc

Tốt nhất là sản phụ nên tránh những công việc quá sức về thể xác trong thời gian mang thai. Đồng thời phải nghỉ giải lao giữa lúc làm việc. Sản phụ khỏe mạnh có thể làm công việc hàng ngày cho đến lúc chuyển dạ.

Tắm rửa

Không cần phải hạn chế việc tắm rửa trong thời gian mang thai cũng như trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, có báo cáo nói rằng việc tắm trong bồn tắm với nước trên 38 độ vào giai đoạn đầu mang thai thì có thể khiến sảy thai, độ nguy hiểm khuyết tật ống thần kinh cao hơn. Và vào giai đoạn cuối mang thai, sản phụ dễ bị té ngã hoặc trơn trượt do không giữ được thăng bằng nên cần phải chú ý.

Trang phục

Sản phụ nên mặc áo quần thoải mái và nếu được thì tốt nhất là không nên mặc áo quần bó sát. Ngực to dần gây cảm giác khó chịu và đau. Lúc này nên mặc áo ngực có thể điều chỉnh. Tốt nhất là không nên mang tất chân quá chật vì như vậy có thể ngăn cản máu tĩnh mạch và khiến chứng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng.

Chăm sóc răng miệng

Quản lý răng cũng là việc trong việc quản lý trước khi sinh. Hầu như không có trường hợp không thể chữa trị răng lúc cần thiết với lý do mang thai. Và cũng không có bằng chứng nào xác nhận sự liên quan giữa việc sâu răng và việc mang thai.

Thói quen đi vệ sinh

Sản phụ có thói quen đi vệ sinh bất thường trong thời gian mang thai. Điều này là do toàn bộ vùng bụng phình to và tử cung mở rộng hoặc đầu thai nhi đè xuống ruột. Ngoài ra, có thể chảy máu lúc đi ngoài do phân đi qua trực tràng, có thể gây ra bệnh trĩ và đôi khi cũng đi ra ngoài cả màng nhầy niêm mạc của trực tràng. Dù là người có thói quen đi vệ sinh tốt trước khi mang thai thì khi mang thai vẫn cần phải chú ý. Sản phụ cần phải ăn uống đầy đủ như uống đủ lượng nước, ăn kim chi, rau cần nước, rau bina, v.v… Đồng thời sản phụ cũng cần phải tập bài tập thể dục thích hợp. Trường hợp bị táo bón nghiêm trọng thì có thể sử dụng những thuốc tiêu chảy nhẹ, thuốc chống bón có chất magie hoặc thuốc làm mềm phân, v.v… Và tốt nhất không nên sử dụng chất hòa tan trong mỡ khó hấp thụ, thuốc tiêu chảy mạnh, thuốc bơm trực tràng, v.v…

Quan hệ vợ chồng

Nên tránh quan hệ tình dục trong trường hợp có triệu chứng sảy thai hoặc triệu chứng chuyển dạ thời kỳ đầu. Nếu không mắc phải những nguy cơ như trên thì bạn có thể quan hệ tình dục trong suốt thời kỳ mang thai mà không bị ảnh hưởng gì ngoại trừ 4 tuần cuối tính từ ngày dự định sinh con.

Uống thuốc

Phần lớn thuốc mà sản phụ uống đều ảnh hưởng đến thai nhi qua nhau thai. Vì vậy sản phụ cần phải thận trọng khi uống thuốc. Nếu trường hợp uống thuốc đem lại mức độ hiệu quả cao hơn mức độ độc hại thì chỉ nên uống một lượng ít trong thời gian tối thiểu với theo sự chỉ định của bác sĩ khoa sản.

Du lịch

Đối với những sản phụ khỏe mạnh thì việc đi du lịch trong thời gian mang thai không gây ảnh hưởng xấu gì. Trường hợp người sản phụ không mắc chứng bệnh phức tạp thì có thể đi máy bay mà không gặp một bất kỳ vấn đề nào cho đến tuần thứ 36. Việc đi du lịch ảnh hưởng đến thai nhi không nguy hiểm bằng việc nếu bệnh tật hoặc cơn đau chuyển dạ xuất hiện trong lúc đi du lịch thì không biết có được xử lý đúng lúc và đúng mức không. Các chuyên gia khuyến cáo rằng sản phụ cũng phải thắt dây an toàn hợp lý khi đi du lịch bằng xe hơi. Tốt nhất là nên thắt một cách nới lỏng dây an toàn hơi ngang qua vùng đùi, vùng bụng dưới và vùng ngực.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web