Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 8

Phát triển của thai nhi

How your baby has grown

Chiều cao của thai nhi: khoảng 40cm, cân nặng của thai nhi: 1.600g

  1. ① Lớp mỡ dưới da tích tụ và cơ thể tròn ra.
    Thai nhi bắt đầu tích tụ lớp mỡ dưới da, cơ thể tròn và mập ra dần. Mí mắt phát triển hoàn thiện, đồng tử mắt cũng hình thành nên có thể nhấp nháy mắt. Lông măng trong bụng giảm dần và tóc mọc nhiều.
  2. ② Cảm nhận được sự cử động mạnh của thai nhi ở bề mặt bụng.
    Thai nhi tự hô hấp nhẹ nhưng vẫn chưa phát triển hoàn nhiện.
    Cử động ngón tay, ngón chân là vì sức của chân, tay khỏe hơn nên co duỗi mạnh. Thai nhi tự cử động một cách tự do lúc này hướng đầu xuống dưới xương chậu để chuẩn bị ra đời. Cũng có trường hợp đầu nằm ngược lại nhưng vẫn còn đủ thời gian để thai nhi đổi tư thế nên không cần phải lo lắng.

Thay đổi của cơ thể mẹ

  1. ① Thường xuyên có cảm giác đau mỏi thắt lưng, lưng,v.v…
    Tử cung co bóp và có cảm giác bụng bị cứng 4~5 lần một ngày. Cơ thể sản phụ dần dần chuẩn bị cho việc sinh con nên tiết ra nhiều chất dịch hơn. Thường xuất hiện cơn đau ở từng bộ phận như đau lưng và cảm giác dễ bị mệt. Càng về thời kỳ cuối thai thì các triệu chứng như đau lưng, trĩ, chứng giãn tĩnh mạch, tê chân, táo bón, vết rạn da, màu da trở nên tối đậm,v.v… có thể trầm trọng hơn do tử cung lớn ra.
  2. ② Thường hít thở sâu và bất tiện trong việc ăn uống.
    Tử cung đè lên phổi làm cho khó thở. Dù thở nhưng vẫn có cảm giác không thở bình thường nên thường hít thở sâu. Có nhiều trường hợp không nằm ngủ thẳng người được vì thấy khó thở hơn khi nằm. Tử cung đẩy lên đến dưới 7~8cm xương ngực gây sức ép lên bao tử khiến không muốn ăn.

Điểm kiểm tra sức khỏe

Chứng thai thiếu nước ối là vấn đề nhưng chứng thai mang nhiều nước ối cũng là vấn đề
Nước ối là nước sinh mệnh cần thiết cho thai nhi nhưng nếu lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sản phụ. Chứng thai mang nhiều nước ối hoặc chứng thai thiếu nước ối có liên quan đến việc sinh trẻ dị tật, sinh non, thai chết lưu nên cần phải lưu ý đặc biệt. Chứng thai thiếu nước ối là nói đến lượng nước ối ít hơn bình thường. Nếu bị chứng thai thiếu nước ối vào thời kỳ cuối thai thì phải siêu âm để điều chỉnh lượng nước ối.

Chứng thai mang nhiều nước ối gây ra bệnh tiểu đường cho sản phụ hoặc gây nghẹt thực quản của thai nhi, lượng nước ối tăng lên nhanh chóng khi thai nhi không uống nước ối. Thông thường khi lượng nước ối vượt quá hơn 2.000ml thì được chẩn đoán là chứng thai mang nhiều nước ối . Cũng như chứng thai thiếu nước ối, chứng thai mang nhiều nước ối là nguyên nhân cao dẫn đến trẻ dị tật như chứng vô sọ, não úng thủy,v.v… và trường hợp nặng phải nhập viện để điều trị.

Quy tắc sinh hoạt của sản phụ

  1. ① Tập thể dục, tập làm quen kỹ thuật thở để sinh con.
    Để chuẩn bị cho việc sinh con, nếu sản phụ tham gia lớp dành cho sản phụ và tập làm quen các bài thể dục, kỹ thuật thở thì sẽ có ích cho việc sinh con một cách thoải mái và ít bị đau.
  2. ② Nên tránh động tác cần sức hoặc chuyển động mang tính tức thời.
    Tránh động tác cần sức hoặc tác động vào bụng, không nên mang vác đồ vật nặng nề. Khi nhặt tờ báo rơi ở đất thì cũng đừng có đứng thẳng mà chỉ cúi lưng, nhặt với tư thế khuỵ đầu gối và gối xuống như vậy sẽ giảm sức ép lên bụng. Phải nghỉ ngơi hợp lý giữa chừng khi đi du lịch đường dài, tránh phương tiện giao thông có độ rung lắc mạnh. Căng thẳng về mặt thần kinh hoặc sự bất an gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên cần phải nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ và giữ cảm giác bình an về mặt tinh thần.
  3. ③ Lưu ý dấu hiệu sinh non.
    ⓐ Khi bị chảy máu. – Trường hợp bị chảy nhiều máu có màu đỏ sáng và chất dịch âm đạo có lẫn màu nhạt, đây là hai dấu hiệu báo hiệu có nguy cơ sinh non nên phải đi bệnh viện ngay lập tức.
    ⓑ Có cảm giác chất dịch âm đạo tiết ra khác với bình thường. - Trường hợp vỡ nước ối trong giai đoạn đầu thì có cảm giác nước ối chảy như chất dịch nhầy hoặc như nước tiểu. Khi có cảm giác như bị ướt nước hoặc lượng chất dịch khác ngày thường thì lập tức phải đi đến bệnh viện ngay.
    ⓒ Cổ tử cung mở. - Sản phụ khó tự mình nhận biết được triệu chứng cổ tử cung mở nhưng có thể xác định qua nội soi. Trường hợp có cảm giác tử cung co bóp xuất hiện thường xuyên và tăng dần kèm với cơn đau bụng (thông thường hơn 3 lần trong một tiếng) thì phải đến bệnh viện ngay.
    ⓓ Bụng bị căng thường xuyên. – Nếu có cảm giác bụng thường bị căng thẳng và căng to hơn ngày thường thì cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu tình hình vẫn không được cải thiện và tần số, cường độ tăng lên thì phải đi đến bệnh viện ngay.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web