Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 5

Phát triển thai nhi

How your baby has grown

Chiều cao của thai nhi: 20~25cm, cân nặng của thai nhi: Khoảng 300g

  1. ① Móng tay của thai nhi hình thành.
    Mọc lông mày, lông mi, tóc và hình thành móng tay, móng chân và xuất hiện dấu vân tay. Bắt đầu nhìn thấy lớp chất nhầy, gọi là chất gây, được tiết ra từ tuyến bã nhờn trên bề mặt da.
  2. ② Di chuyển nhanh hơn và cũng đạp chân.
    Vỏ tiểu não, hệ thần kinh phát triển và khả năng thính giác ở mức độ có thể phản ứng với âm thanh bên ngoài, sự di chuyển của thai nhi trong túi nước ối nhiều hơn, có thể co duỗi tay, đạp chân và đâm vào bụng mẹ. Chức năng tim phát triển nên có thể nghe nhịp tim của thai nhi bằng ống nghe.

Thay đổi của cơ thể mẹ

  1. ① Sắc tố da tăng.
    Núm vú và màu xung quanh trở nên đâm hơn do sắc tố da tăng, tuyến vũ phát triển và có với người phát triển sớm thì có thể tiết ra chất có màu vàng khi bóp đầu vú. Tùy theo từng người, có người có thể bị nám và thường biến mất sau khi sinh.
  2. ② Cảm nhận thai nhi chuyển động. Sản phụ có thể cảm nhận có gì đó chuyển động trong bụng của mình, đây chính là sự chuyển động của thai nhi. Sự chuyển động của thai nhi thường xuất hiện vào trước hoặc sau 2 tuần theo tiêu chuẩn tuần thứ 20 với sản phụ sinh con đầu lòng. Theo thống kê thì sản phụ sinh con lần hai cảm nhận sự chuyển động của thai nhi sớm hơn so với sản phụ sinh con đầu lòng.

Điểm kiểm tra sức khỏe

Nhau tiền đạo
Nhau thai bình thường dính vào lớp nội mạc của tử cung và nằm ở vị trí phía trên xa từ cửa tử cung. Nhau thai nằm ở cửa tử cung nhưng nhau thai tiền đạo lại nằm ở phía trước so với thai nhi. Với trường hợp này thì không thể sinh một cách bình thường. Trong trường hợp nếu bị chảy máu thì phải đến bệnh viện để kiểm tra, vào thời kỳ này, dù bị chẩn đoán mắc nhau thai tiền đạo thì sản phụ cũng không cần phải lo lắng. Có nhiều trường hợp phần dưới tử cung phát triển vào thời kỳ cuối thai và vị trí tương đối của nhau thai trở nên xa với cửa tử cung nên tốt nhất cứ chờ đợi xem sự thay đổi của nhau thai.

Quy tắc sinh hoạt của thai nhi

  1. ① Uống chất sắt mỗi ngày từ tháng thứ 5 mang thai.
    Cho đến tháng thứ 4 mang thai thì lượng nhu cầu chất sắt do mang thai không nhiều, nhưng so với điều này thì tốc độ phát triển của thai nhi vào thời kỳ này tăng nhanh nên cần có một lượng chất sắt nhiều hơn. Khuyến khích phương pháp hấp thu chất sắt trong bữa ăn hoặc uống thuốc trước khi ngủ,v.v... để tránh cảm giác khó chịu hoặc bị táo bón do thiếu sắt. Để giảm táo bón tốt nhất nên tập thể dục vừa phải, uống đủ nước, ăn đủ các loại rau và không khuyến khích việc uống thuốc táo bón.
  2. ② Tránh mặc áo quần bó.
    Nên mặc quần áo rộng rãi, không dính chặt vào người chứ không nên mặc quần áo đồ lót bó sát người. Trường hợp nếu thường bị đau bụng khi bụng to thì có thể dùng đai nâng bụng. Nhưng nhớ phải mặc đai nâng bụng phía trên đồ lót, thắt chặt ở bụng dưới và hơi rộng ở bụng bên trên. Và cũng nên mặc áo ngực loại dùng cho sản phụ để tránh gây sức ép lên vú.
  3. ③ Giữ ổn định trong trường hợp có triệu chứng cứng ở bụng.
    Tử cung lớn dần, đôi lúc có cảm giác cứng và xuất hiện triệu chứng đau bụng nhẹ hoặc bị căng bụng. Lúc này tốt nhất nên nghỉ ngơi một lát.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web