Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 4

Phát triển của thai nhi

How your baby has grown

Chiều cao của thai nhi: Khoảng 16~18cm, cân nặng của thai nhi: 110g

  1. ① Phản ứng với tác động bên ngoài.
    Vì não thai nhi phát triển nên bắt đầu phản ứng với tác động từ bên ngoài và cũng cảm nhận cảm xúc cơ bản như vui thích, khó chịu, bất an, kích động với tác động từ bên ngoài.
  2. ② Nhau thai phát triển hoàn chỉnh.
    Do nhau thai và dây rốn đã phát triển hoàn chỉnh và sự tuần hoàn máu cũng diễn ra tốt nên thai nhi có thể nhận đủ máu có đầy đủ chất dinh dưỡng và thải chất bẩn của mình ra ngoài qua nhau thai.
    Da trở nên dày hơn và không còn trong suốt để bảo vệ nội tạng, cơ quan sinh dục cũng phát triển rõ rệt. Thai nhi cử động thường xuyên trong túi nước ối và thai nhi có thể lắc đầu hoặc cử động tay chân.

Thay đổi của cơ thể mẹ

Tử cung đẩy lên đến dưới rốn nên dễ dàng thấy bụng dưới to ra, quầng vú phát triển và bầu vú cũng lớn hơn, trọng lượng cơ thể tăng nhưng không ảnh hưởng đến sự hoạt động. Dạ dày hoặc ruột non bị đẩy lên do tử cung ngày càng lớn nên có triệu chứng tức khó chịu như bị đầy hơi sau khi ăn hoặc bị đau lưng, đau thắt lưng.

Điểm kiểm tra sức khỏe

Điều trị răng trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, sức khỏe răng miệng có thể xấu đi do việc ốm nghén, sự biến đổi của hoóc môn, hấp thu nhiều hợp chất hữu cơ. Trong thời gian mang thai, việc điều trị răng nên tiến hành trong thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 mang thai, nên tránh điều trị vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nói cho bác sỹ biết về việc bạn đang mang thai.

Quy tắc sinh hoạt của sản phụ

  1. ① Quản lý cân nặng
    Tránh thức ăn có nhiều chất béo, chất ngọt hoặc có lượng calori cao. Hạn chế sử dụng muối và bột ngọt. Có sản phụ hạn chế việc ăn uống và chỉ dồn lại ăn một lần nhằm ngăn chặn việc tăng cân đột ngột do sự thèm ăn nhưng trường hợp này chỉ làm tăng cân thêm và sẽ không tốt cho thai nhi vì áp lực về cân nặng. Nếu bạn lo lắng do sự thèm ăn thì tốt nhất nên chia ra nhiều lần để ăn, ăn một lần một ít và ăn từ từ.
  2. ② Hấp thu chất sắt và canxi
    Chú tâm đến việc hấp thụ chất sắt, canxi và khuyến khích việc uống thuốc bổ nếu cần. Sản phụ có thể bị thiếu máu nếu thiếu chất sắt và canxi là chất dinh dưỡng cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành xương của thai nhi. Tốt nhất nên tăng lượng sữa hoặc cá có xương.
  3. ③ Tập thể dục nhẹ một cách đều đặn.
    Việc đi tản bộ khoảng 20~30 phút không phải là quá sức vào thời kỳ này. Nếu đi bộ với tư thế đúng và đi tản bộ thường xuyên thì cũng giúp cho việc sinh con dễ dàng hơn. Nhưng nếu bị chẩn đoán có dấu hiệu sẩy thai thì phải hạn chế việc tập thể dục và nếu bị căng bụng hoặc bị đau bụng trong lúc tập thể dục thì phải ngừng tập và nghỉ ngơi đầy đủ.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web