Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Quản lý trước khi sinh

Tính quan trọng của quản lý trước khi sinh

Tinh trùng của đàn ông và trứng của phụ nữ gặp nhau tại ống dẫn trứng tạo ra trứng thụ tinh qua quan hệ tình dục, trứng thụ tinh di chuyển và thụ thai tại nội mạc tử cung.

Các bất thường về di truyền của bố mẹ: Uống thuốc, tiếp xúc với chất hóa học, bị thương về thể chất, suy dinh dưỡng, tiếp xúc với phóng xạ, nhiễm trùng, v.v... trong thời gian mang thai là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ dị tật hoặc tử vong cao.

Mục đích của việc xét nghiệm trước khi sinh không những nhằm phát hiện sớm các trường hợp nguy hiểm như trên để điều trị sớm mà còn nhằm mục đích dự phòng, quản lý đều đặn, qua đó giúp cho trẻ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ dị tật hoặc tỷ lệ tử vong và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Xét nghiệm trước khi sinh theo tuần thai

Điều quan trọng nhất trong việc quyết định thời kỳ và hạng mục xét nghiệm trước khi sinh là số tuần thai, tình trạng sản phụ và thai nhi. Cần lựa chọn hạng mục, thời kỳ và phương pháp kiểm tra và quyết định các xét nghiệm trước khi sinh một cách hợp lý nhất theo tình trạng của sản phụ và thai nhi sau khi nhận sự tư vấn đầy đủ từ bác sỹ chuyên khoa sản.

Thời kỳ tiến hành xét nghiệm trước khi sinh và hướng dẫn xét nghiệm theo tuần thai
Thời kỳ tiến hành xét nghiệm trước khi sinh và hướng dẫn xét nghiệm theo tuần thai
Tuần thai Giai đoạn đầu thai Thời kỳ giữa thai Thời kỳ cuối thai
Trong khoảng 14 tuần Tuần 14~20 Tuần 20~24 Tuần 24~28 Tuần 28~36 Tuần 36~
trước khi sinh
Hạng mục xét nghiệm
  • 1.Xét nghiệm cơ bản trước khi sinh
  • 2.Xét nghiệm siêu âm
  • 3. Xét nghiệm tầm soát trước khi sinh (tuần 10~13)
  • Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh mẹ
  • 4.Xét nghiệm sắc thể thai nhi
  • Lấy mẫu lông màng đệm (tuần 10~13)
  • 1. Xét nghiệm dị tật thai nhi (tuần 16~18)
    Xét nghiệm tầm soát trước sinh
    Xét nghiệm bộ bốn
  • 2. Xét nghiệm sắc thể thai nhi
    Xét nghiệm nước ối (tuần 15~20, chủ yếu tuần 16~18)
Kiểm tra siêu âm chi tiết
  • 1. Xét nghiệm bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai (tuần 24~28)
  • 2. Xét nghiệm thiếu máu (tuần 28~32)
2 tuần/lần
  • Xét nghiệm trước khi sinh (khi cần)
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X-quang
  • Điện tim đồ
  1. 1. Khoảng cách giữa các lần khám có thể rút ngắn trong trường hợp là sản phụ có tính nguy hiểm cao hoặc bác sỹ phụ trách chẩn đoán cần thiết. Mỗi lần khám phải kiểm tra huyết áp, nước tiểu có albumin, cân nặng.
  2. 2. Vào thời kỳ đầu thai, khoảng cách giữa các lần khám có thể rút ngắn cho đến lúc xác định thai ổn định trong trường hợp là sản phụ có tính nguy hiểm cao hoặc bác sỹ chẩn đoán cần thiết.
  3. 3. Tiến hành xét nghiệm siêu âm mỗi khi cần thiết theo tình trạng của sản phụ và thai nhi.
  4. 4. Tiến hành xét nghiệm dị tật thai nhi vào thời kỳ đầu thai hoặc thời kỳ giữa thai. Tuy nhiên, trường hợp nếu tiến hành xét nghiệm dị tật thai nhi vào thời kỳ đầu thai thì phải tiến hành xét nghiệm AFP huyết thanh của sản phụ để xét nghiệm khuyết tật ống thần kinh của thai vào tuần thứ 16~18.
  5. 5. Về cơ bản có thể không tiến hành xét nghiệm dị tật thai nhi trong trường hợp đã tiến hành xét nghiệm lấy mẫu màng nhau hoặc xét nghiệm nước ối. Tuy nhiên, trong trường hợp tiến hành xét nghiệm lấy mẫu màng nhau thì phải tiến hành xét nghiệm AFP huyết thanh của sản phụ để xét nghiệm khuyết tật ống thần kinh của thai nhi vào tuần thứ 16~18.
Kiểm tra không định kỳ

Cần phải đi khám ngay bất kỳ lúc nào khi thấy có những dấu hiệu nguy hiểm như sau trong thời gian mang thai.

Thời kỳ tiến hành xét nghiệm trước khi sinh và hướng dẫn xét nghiệm theo tuần thai
Khi bị chảy máu từ âm đạo Khi bị chảy nước màu sáng
Khi bị đau bụng Khi bị phù người trầm trọng
Khi đột ngột tăng cân Khi bị đau đầu hoặc mắt bị mờ
Khi gặp khó khăn trong việc đi tiểu Khi bị sốt hoặc bị lạnh
Khi có triệu chứng bất thường khác Thai nhi không cử động trong thời gian dài
Xét nghiệm thông thường phải nhận trước khi mang thai
  1. ① Kiểm tra máu: Kiểm tra xem có bị thiếu máu không và quyết định thời gian, lượng chất sắt cần uống.
  2. ② Kiểm tra nhóm máu: Trường hợp sản phụ thuộc nhóm Rh âm tính thì cần phải kiểm tra để điều trị phòng ngừa về việc có thể phát sinh triệu chứng tiêu máu thai nhi.
  3. ③ Kiểm tra bệnh sởi Đức: Có thể gây dị tật thai nhi khi mắc bệnh sởi Đức vào đầu thời kỳ đầu thai.
  4. ④ Kiểm tra bệnh giang mai: Trường hợp sản phụ bị nhiễm bệnh giang mai thì trẻ sơ sinh sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh dẫn đến việc có khả năng bị dị tật hoặc sẩy thai,v.v…do đó sản phụ cần phải điều trị.
  5. ⑤ Kiểm tra bệnh gan: Khi sản phụ bị nhiễm vi khuẩn viêm gan B thì có khả năng lây nhiễm sang trẻ sơ sinh nên cần phải tiêm phòng viên gan cho trẻ sơ sinh ngay sau khi trẻ sơ sinh được sinh ra.
  6. ⑥ Kiểm tra AIDS: Khi sản phụ bị nhiễm AIDS thì khả năng lây nhiễm sang thai nhi cao nên cần phải điều trị.
  7. ⑦ Kiểm tra nước tiểu: Cần thiết để kiểm tra nước tiểu có albumin, bệnh tiểu đường, viêm bàng quang,v.v…
  8. ⑧ Kiểm tra ung thư tử cung: Cần kiểm tra ung thư cổ tử cung một cách định kỳ.
Xét nghiệm dị tật thai nhi

Phát hiện sản phụ có nguy cơ tăng bất thường nhiễm sắc thể thai nhi hơn chỉ số chuẩn và tiến hành xét nghiệm xác định như xét nghiệm lấy mẫu lông màng đệm hoặc xét nghiệm nước ối,v.v... Tiến hành siêu âm chi tiết với trường hợp sản phụ có nguy cơ cao của dị tật ống thần kinh cho thai nhi và nếu cần có thể tiến hành xét nghiệm nước ối.

Lựa chọn và tiến hành một trong ba loại xét nghiệm sau và với trường hợp xét nghiệm sàng lọc huyết thanh mẹ thì tiến hành xét nghiệm AFP huyết thanh của sản phụ để chẩn đoán dị tật ống thần kinh của thai nhi vào tuần mang thai thứ 16~18.

  1. ① Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh mẹ (tuần thứ 10~13): Xét nghiệm chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của hội chứng down, hội chứng ba nhiễm sắc thể 18.
  2. ② Xét nghiệm tầm soát trước sinh (tuần 16~18): Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm sắc thể bất thường của dị tật ống thần kinh, hội chứng down, hội chứng ba nhiễm sắc thể 18.
  3. ③ Xét nghiệm bộ bốn (tuần 16~18): Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm sắc thể bất thường của dị tật ống thần kinh, hội chứng down, hội chứng ba nhiễm sắc thể 18.
Kiểm tra bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai

Trường hợp không kiểm soát được bệnh tiểu đường trong thời giang mang thai thì có thể gây ra chứng thai mang nhiều nước ối hoặc trẻ quá to, vì thế không chỉ làm tăng nguy cơ như sẩy thai, sinh mổ,v.v… mà còn có thể mang lại nhiều bệnh cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

Loại xét nghiệm này tiến hành trong thời gian từ tuần thứ 24~28, uống 50g glucose bất kỳ lúc nào không liên quan đến thời gian nhịn ăn và một tiếng sau lấy máu để đo lượng đường. Nếu xét nghiệm này đo được lượng đường hơn chỉ số chuẩn (130 hoặc 140mg/dL) thì tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose 100g bằng xét nghiệm xác định.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web