Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 3

Phát triển thai nhi

How your baby has grown

Chiều cao của thai nhi: Khoảng 9cm, cân nặng của thai nhi: khoảng 20g

Thời kỳ phôi thai kết thúc từ tuần thứ 10 mang thai và bắt đầu thời kỳ thai nhi.
Có thể phân biệt ngón tay, ngón chân, bắt đầu hình thành tai, phát triển mí mắt dưới da mặt, môi, cằm dưới, má và về cơ bản hình thành xương mặt.
Tay và chân thai nhi bắt đầu cử động vào cuối tuần thứ 12, đuôi thai nhi biến mất và có thể phân biệt rõ ràng đầu, cơ thể, tay và chân.
Lông trong nang lông phát triển làm mọc lông tơ, tất cả các bộ phận trong cơ thể phát triển và cơ quan tuần hoàn, cơ quan nội tạng cũng bắt đầu hoạt động tích cực.

Thay đổi của cơ thể mẹ

  1. ① Tử cung lớn bằng nắm tay.
    Tử cung vẫn còn nằm ở trong khung xương chậu nên bụng vẫn chưa to nhưng nếu lấy tay sờ lên xương mu thì chắc chắn sẽ có cảm giác tử cung đã lớn hơn. Tử cung lớn dần gây sức ép lên bàng quang, trực tràng và số lần đi tiểu tăng lên. Phía dưới bụng bị căng hoặc có thể bị đau do tử cung lớn dần.
  2. ② Lượng trao đổi chất tăng và chất dịch cũng tăng.
    Sự tuần hoàn máu trong khung chậu nhanh dần nhờ sự trao đổi chất hoàn thiện dần làm chất dịch màu trắng ngà có một ít mùi chua tăng lên và mức độ sắc tố của âm hộ cũng đậm hơn.
  3. ③ Triệu chứng ốm nghén cũng mất dần và cảm thấy thoải mái hơn.
    Khi mang thai được 12 tuần thì triệu chứng ốm nghén giảm nhẹ dần và cảm thấy thèm ăn.

Điểm kiểm tra sức khỏe

Phân biệt giữa hiện tượng thường xuyên muốn đi tiểu và viêm bàng quang
Vì để duy trì việc mang thai, buồng trứng lớn dần và tử cung lớn dần gây sức ép lên bàng quang khiến thể tích bàng quang bị thu hẹp nên vào thời gian này thường có cảm giác muốn đi tiểu dù chỉ đi được một ít. Vì thường xuyên muốn đi tiểu nên cảm thấy không sảng khoái và thường xuyên đi tiểu cả vào ban đêm. Vì vậy, có người nghi ngờ ‘không biết mình có bị viêm bàng quang không’ nhưng trường hợp bị viêm bàng quang, ngoài các triệu chứng trên còn bị đau, bị sốt và trong trường hợp nặng còn bị tiểu ra máu. Viêm bàng quang dễ chữa khỏi nếu được điều trị sớm.

Quy tắc sinh hoạt của sản phụ

  1. ① Sản phụ cần phải thận trọng đặc biệt vì đây là thời kỳ dễ bị sẩy thai.
    Vào thời kỳ này, nên tránh việc đi du lịch đường dài, trong trường hợp không còn cách nào khác thì tốt nhất nên nghỉ 30~40 phút một lần và thư giãn cơ thể. Về cơ bản, nên tránh việc làm hoặc vận động quá sức, đi xe đạp hoặc xe máy, mang vác đồ đạc nặng, ngồi xổm giặt đồ, cúi người về phía trước gây ép bụng.
    Đa số các trường hợp sẩy thai thường xuất hiện cùng với triệu chứng đau bụng và bị ra máu nhiều. Nhưng cũng có trường hợp sẩy thai mà không bị đau bụng và không bị chảy máu. Khi bị chảy máu hoặc bị đau bụng dưới vào thời kỳ đầu mang thai thì nên đến bệnh viện kiểm tra để xem thai có đang được duy trì tốt không.
  2. ② Ăn uống theo chế độ cân bằng.
    Trong thời gian mang thai phải lưu ý đặc biệt và việc ăn uống đầy đủ các loại chất dinh dưỡng là việc quan trọng hơn tất cả. Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn và ăn nhiều món ăn có chất xơ.
  3. ③ Sinh hoạt tình dục trong thời gian mang thai
    Không cần phải lo ngại với việc quan hệ tình dục tự nhiên nhưng tránh việc đi sâu khi quan hệ tình dục, dừng ngay việc quan hệ khi bị đau bụng hoặc bị chảy máu và giữ an toàn.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web