Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 2

Phát triển của thai nhi

How your baby has grown

Chiều cao của thai nhi: Khoảng 2cm, cân nặng của thai nhi: 4g

  1. ① Có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi.
    Nếu mang thai được 5 tuần thì có thể xác định có túi thai hay bằng qua kiểm tra siêu âm và có thể nghe nhịp tim của thai nhi qua kiểm tra siêu âm vào tuần thứ 5.5~6. Nếu không nghe thấy nhịp tim của thai nhi lúc kiểm tra siêu âm thì thử kiểm tra lại vào 1 tuần sau.
  2. ② Có hai phần hình dáng con người.
    Đầu chiếm khoảng một nửa toàn bộ cơ thể; có khả năng phân biệt giữa đầu và cơ thể; phân biệt được hình dạng đầu, cơ thể, tay, chân và não bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh. 80% não và tế bào thần kinh được sản sinh trong thời kỳ này, hình thành ngón chân; mắt, mũi, tai, miệng,v.v... lớn dần dù còn mờ. Dù khó phân biệt được giới tính nhưng mô phôi để trở thành buồng trứng và tinh hoàn cũng xuất hiện. Nước ối hình thành và có thể nhìn thấy hình ảnh thai nhi đang nổi.

Thay đổi của cơ thể mẹ

Những triệu chứng của thời kỳ đầu thai xuất hiện.

  1. ① Kích cỡ tử cung lớn bằng cái trứng và chất dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn.
  2. ② Toàn người mất sức, buồn ngủ và dễ bị mệt. Ngoài ra còn có cảm giác bất an về mặt tâm lý và khó chịu.
  3. ③ Ngực to dần, trở nên cứng và nặng.
  4. ④ Hoạt động của bao tử bị ức chế do ảnh hưởng của hoóc môn sinh lý pregnenelone dẫn đến việc có thể xảy ra hiện tượng táo bón và thường xuyên đi tiểu do bàng quang bị ép.
  5. ⑤ Xuất hiện triệu chứng ốm nghén. Có các hiện tượng như cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhẹ, chứng biếng ăn và sở thích về ẩm thực thay đổi,v.v... nhưng vì mỗi người mỗi khác nên có trường hợp xuất hiện rất sớm và cũng có trường hợp không có cảm giác này.

Điểm kiểm tra sức khỏe

  1. ① Kiểm tra sức khỏe định kỳ sau khi xác định đã mang thai.
    Phải kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của sản phụ qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi tháng đến trước khi sinh. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và các loại xét nghiệm mỗi tháng để sinh con khỏe mạnh, gọi là 'quản lý trước khi sinh' và việc quản lý trước khi sinh chính thức được bắt đầu từ tháng thứ 2 mang thai.

    Mỗi lần đến bệnh viện phải đo huyết áp, cân nặng, xét nghiệm chất đạm trong nước tiểu (thường từ sau thứ 20 của thai kỳ), mỗi tháng khám 1 lần cho đến tháng thứ 7 mang thai (tuần 28), đến tháng thứ 8~9 mang thai thì hai tuần khám 1 lần, khi được 10 tháng mang thai (36 tuần) thì mỗi tuần khám 1 lần.
  2. ② Cách tính ngày sinh dự định
    Thời gian thai nhi ở trong cơ thể mẹ không xác định và vì không thể biết ngày thụ tinh chính xác nên ngày sinh cũng có thể khác so với ngày sinh dự định, thông thường 280 ngày từ ngày đầu của kinh nguyệt cuối cùng, có nghĩa 1 tháng có 4 tuần (28 ngày) thì thời gian mang thai khoảng 10 tháng (40 tuần). Phương pháp có thể tự tính ngày sinh dự định dễ dàng và khá chính xác là phương pháp tính theo ngày kinh nguyệt cuối cùng.

* Phương pháp tính theo tiêu chuẩn ngày kinh nguyệt cuối cùng

Trừ 3 vào tháng hết kinh cuối cùng hoặc cộng thêm 9 vào tháng có số nhỏ hơn 3 và không thể trừ được thì sẽ tính được ‘tháng’ sinh dự định.
Tiếp theo cộng thêm 7 vào ngày đầu tiên của tháng có kinh nguyệt cuối cùng thì tính được ngày sinh dự định.

Ví dụ) Trường hợp ngày bắt đầu kinh nguyệt lần cuối cùng là ngày 5 tháng 12
12-3=9 / 5+7=12, có nghĩa ngày sinh dự định là ngày 21 tháng 9

Ví dụ) Trường hợp ngày bắt đầu kinh nguyệt lần cuối cùng là ngày 5 tháng 12
1 + 9 = 10 / 1 + 7 = 8 This makes your due date October 8th.

Quy tắc sinh hoạt của sản phụ

  1. ① Hấp thu đầy đủ chất đạm và chất canxi.
    Việc ăn uống theo chế độ cân bằng là điều cơ bản để đạt được cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời vào thời kỳ này, thai nhi bắt đầu phát triển có hình dạng con người, tế bào não tăng nhanh nên cần phải ăn các thực phẩm có nhiều chất đạm và canxi (sữa, phó mát, sữa không béo, đậu phụ, nấm, cá cơm, đậu, thịt bò, cá,v.v...). Cần uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ để phòng tránh bị táo bón và phải ăn các loại rau, trái cây có nhiều vitamin vì có thể bị thiếu các loại chất khoáng do chán ăn, ốm nghén,v.v...
  2. ②Cần kiểm soát căng thẳng.
    Thời kỳ đầu thai là thời gian có nguy cơ sẩy thai cao nên cần phải thận trọng trong tất cả mọi thứ vì việc căng thẳng quá mức có thể dẫn đến việc sẩy thai. Đặc biệt trong thời gian này, sản phụ có cảm giác căng thẳng trầm trọng do ốm nghén nên sẽ có chiều hướng tốt hơn nếu được thay đổi tâm trạng, bầu không khí. Không nên chỉ ở nhà và tốt nhất nên thay đổi tâm trạng bằng việc thay đổi môi trường, xem phim, ngắm tranh hoặc đi bộ nhẹ nhàng.
  3. ③ Cần ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ.
    Vào thời gian này cần tránh làm việc quá sức, đi du lịch dài ngày, vận động quá nhiều,v.v… Dù đây là thời kỳ dễ mệt mỏi và không có sức nhưng việc vận động cơ thể vừa phải cũng là phương pháp giúp thay đổi tâm trạng, tăng khả năng tiêu hóa và giảm hiện tượng ốm nghén hơn việc chỉ nằm dài cả ngày.
    Cần tránh các việc như mang đồ nặng đi lên đi xuống cầu thang, đi bộ, đi xe đạp hoặc xe buýt trong thời gian dài, việc cử động nhiều và sản phụ tuyệt đối không được hút thuốc một cách trực tiếp cũng như gián tiếp.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web