Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Đặc điểm của trẻ sơ sinh

Characteristics of infants

Trẻ sơ sinh là trẻ đến 4 tuần đầu sau khi sinh và là thời gian bất an, dễ bị tổn thương nhất trong cuộc đời trẻ vì vào thời kỳ này, các hoạt động mang tính tâm lý trở nên hoàn thiện để thích nghi và tồn tại với môi trường ngoài tử cung sau khi sinh. Bệnh viện có khám toàn bộ và quan sát một cách tỉ mỉ trong 2~3 ngày sau khi sinh nhưng việc bố mẹ quan sát và đánh giá tình trạng thai nhi sau khi về nhà rất quan trọng.

1) Đầu

Ngay sau khi mới sinh, đầu thường có hình hơi dài nhưng trở nên tròn sau vài ngày. Ngoài ra, hiện tượng chứng sưng đầu, da đầu bị phù, bướu máu dưới đầu và bướu mềm trên đầu có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đa số thường khỏi một cách tự nhiên nên không cần phải lo lắng. Phần mềm ở giữa phía trước đầu trẻ được gọi là thóp (cửa đỉnh đầu) và còn cho đến khi được một tuổi. Thóp trẻ phập phồng nhẹ khi cho trẻ bú hoặc khi trẻ khóc nên nếu thấy thóp trẻ lõm xuống hoặc phồng lên thì cần đưa trẻ đi khám.

2) Da

Có thể nhìn thấy lông tơ rất nhỏ ở mặt, vai, lưng,v.v... nhưng sẽ biến mất trong vài tuần. Các đốm nhỏ như mụn có màu trắng ở má hoặc mũi gọi là hạt kê và sẽ biến mất trong vài tuần, có thể thấy hạt như hạt gạo có màu trắng trắng ở vòm miệng hoặc lợi được gọi là nanh sữa và cũng tự biến mất. Có bớt đỏ ở trán hoặc giữa hai lông mày, phía sau cổ được gọi là vết chàm đỏ hoặc bớt lành tính và thường mờ dần khi trẻ lớn dần. Ngoài ra rất dễ thấy nhiều người Châu Á có vết bớt Mông Cổ màu xanh ở mông, cơ thể, chân,v.v...

3) Hô hấp và nhịp tim

Số lần thở khoảng 30~40 lần/phút, số nhịp tim 120~160 lần/phút nhanh gấp khoảng 2 lần so với người lớn.

4) Bụng

Lúc này sẽ thấy bụng trẻ có phần to tròn hơn so với lứa tuổi khác, đó là vì cơ của thành bụng yếu nên làm cho bụng nhô ra. Cuống rốn thường rụng khoảng 2 tuần sau khi sinh.

5) Cơ quan sinh dục

Trường hợp trẻ sơ sinh là bé gái thì có thể tiết ra chất dịch âm đạo do ảnh hưởng hoóc môn của mẹ, đôi khi cũng xuất hiện hiện tượng chảy máu kinh nguyệt giả vào khoảng 4~5 ngày sau khi sinh.

6) Phản xạ thần kinh

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh bắt đầu quay cổ và mút nếu được lau cái gì đó xung quanh miệng ngay sau khi vừa sinh, đây được gọi là phản xạ tìm và phản xạ mút. Khi đặt trẻ xuống gấp hoặc chạm vào võng thì trẻ có hành động giang tay để ôm hoặc khóc, đây được gọi là phản xạ giật mình hoặc phản xạ Moro và đây là phản ứng bình thường nên không cần phải hốt hoảng hoặc cho trẻ uống thuốc. Ngoài ra có trẻ bị run tay, chân, cằm nhưng khác với chứng co giật, triệu chứng này xảy ra do tiếp xúc và nếu bạn cầm tay trẻ khi trẻ run nhanh khoảng 5~6 lần trong một giây thì tay trẻ sẽ không run nữa, đây được gọi là sự phát triển và không cần lo lắng vì đây không phải là bệnh.

7) Phát triển giác quan

Trẻ sau khi sinh có thể nhìn thấy đồ vật cách khoảng 20cm ở phía trước và khi được 1 tháng thì có thể nhìn đồ vật cách khoảng 1m ở phía trước. Đến 1 tháng sau khi sinh thì khả năng thính giác hoàn thiện nên có thể nhận biết âm thanh. Đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn và có thể rơi vào giấc ngủ sâu nếu có tiếng ồn trầm trọng như máy hút bụi,v.v…

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web