Chuyển đến văn bản đi đến thực đơn


Tháng thứ 10

Phát triển của thai nhi

Phát triển của thai nhi

Chiều cao của thai nhi: 50cm, cân nặng của thai nhi: 3.000g

hi mang thai được 10 tháng thì dù sinh vào lúc nào cũng không có vấn đề gì với thai nhi.
Cơ thể thai nhi là 4 phần hoàn thiện và có khuôn mặt không khác gì trẻ sơ sinh. Cơ thể lớn nằm lọt vừa khít tử cung, nằm với tư thế cong lưng, cuộn hai tay hai chân về phía trước. Lông măng của thai nhi gần như rụng sạch và chỉ còn lại một ít ở phần có nếp nhăn trên cơ thể như vai hoặc tay chân,v.v…Thai nhi có lớp mỡ đủ để tự mình điều chỉnh nhiệt độ. Khả năng kháng sinh với bệnh truyền nhiễm cũng mạnh dần nên dù có sinh vào bất kỳ lúc nào vào sau thời kỳ này cũng không gặp vấn đề gì.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ

  1. ① Dạ dày thoải mái hơn và không còn khó thở.
    Thai nhi lọt vào trong khung đậu, nên sức ép lên dạ dày và ngực giảm dần, do đó dạ dày sẽ thoải mái hơn giúp dễ thở hơn khiến cảm giác thèm ăn có thể quay trở lại.
  2. ② Càng gần đến ngày sinh âm đạo càng mềm. Đầu thai nhi dần dần tụt xuống dưới làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn và có cảm giác căng bụng. Âm đạo mềm hơn để giúp trẻ dễ ra và cổ tử cung ướt, dẻo và có độ co giãn.
  3. ③ Thường xuất hiện triệu chứng căng bụng. Thai nhi ở trong tình trạng có thể sinh ra vào bất cứ lúc nào. Bụng to căng vì việc trẻ lớn dần nên không thấy phần lỗ rốn. Càng đến ngày gần sinh thì thường xuất hiện cơn đau bất bình thường do sự co bóp từng cơn của tử cung

Điểm kiểm tra sức khỏe

  1. ① Đi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi tuần một lần.
    Tuần thứ 37~42 được coi là thời kỳ của một tháng trước khi sinh. Kiểm tra xem cổ tử cung đã mở hay chưa qua việc khám định kỳ mỗi tuần và nội soi. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi, ngày sinh dự định,v.v… để ứng phó với việc sinh con.
  2. ② Trường hợp phải đi đến bệnh viện một cách khẩn cấp - Khi bị vỡ màng nước ối trong tình trạng không bị đau hoặc không rỉ nước ối
    - Trường hợp bị đau bụng với khoảng thời gian 10 phút
    - Khi bị chảy máu khác thường

Quy tắc sinh hoạt của sản phụ

  1. ① Vận động cơ thể ở mức độ vừa phải.
    Để duy trì thể lực khi sinh, cần nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ nhưng một mặt khác cũng vận động vừa phải như ngày thường. Đồng thời do bụng lớn dẫn đến việc khó giữ thăng bằng nên cần phải lưu ý để không bị trơn trượt hoặc té ngã khi ở trong nhà hoặc lúc ra ngoài. Vì không biết được dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện lúc nào nên không được đi ra ngoài một mình và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng để có thể nhập viện bất cứ lúc nào. Vì đây là thời kỳ khó ngủ và thường xuất hiện cơn đau, có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách đi tản bộ, tập thể dục nhẹ, mát xa người và chân, tắm nhẹ bằng nước ấm.
  2. ② Vào một tháng trước khi sinh, không gian thai nhi có thể cử động ở tử cung giảm dần và sự cử động của thai nhi giảm dần trong vài tuần cuối.
    Cơ thể sản phụ xuất hiện các triệu chứng như sau khi chuẩn bị sinh. Bắt đầu chảy chất dịch âm đạo trộn lẫn máu và bị đau bụng thường xuyên. Thông thường màng ối vỡ sau khi cổ tử cung mở ra ở chừng mực nào đó, nhưng màng ối cũng có thể vỡ trước khi bắt đầu đau bụng, nên nếu không phân biệt được đó là nước ối hay nước tiểu thì lập tức phải đi đến bệnh viện để khám.

SITEMAP

Đóng sơ đồ trang web