Chăm sóc trẻ em Quản lý sức khỏe trẻ sơ sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh
Quản lý sức khỏe trẻ sơ sinh
Tắm
Một tuần tắm 2~3 lần là đủ, việc giữ sạch và khô rốn cho đến khi cuống rốn rụng là điều quan trọng. Có thể tắm toàn thân cho trẻ sau khi cuống rốn rụng. Tốt hơn nên tránh không cho nước vào rốn cho đến khi cuống rốn rụng và lau nhẹ bằng bông hoặc gạc đã thấm thuốc khử trùng.
Môi trường
① Chuẩn bị tất cả các vật dụng trước khi tắm và duy trì độ ấm trong phòng.
② Nhiệt độ bên trong phòng khi tắm cho trẻ: Giữ khoảng 24~27℃
③ Nhiệt độ nước tắm: Mùa hè khoảng 38°C, mùa đông khoảng 40°C
④ Nếu không có nhiệt kế thì cho cùi chỏ tay vào nước và kiểm tra nhiệt độ nước cho thích hợp.
⑤ Thời gian tắm: Tránh tắm sau khi cho bú, tắm sau khi bú 1 tiếng ~ 1 tiếng 30 phút và thời gian tắm khoảng 5~10 phút là thích hợp.
⑥ Lượng của nước tắm: Ở mức đến ngực trẻ là thích hợp.
 |
- Kiểm tra nhiệt độ trong phòng và vật dụng cần thiết khi tắm.
|
 |
Quấn khăn tắm quanh mình trẻ sau khi đã cởi quần áo. Trước hết lau mặt bằng bông hoặc khăn tay đã thấm nước. Đầu tiên lau mắt từ đầu mắt đến đuôi mắt, lau từ trán xuống má và không dùng xà phòng rửa mặt.
|
 |
Cho bé tì vào người bạn và gội đầu cho trẻ bằng xà phòng. Lớp vảy bám trên da đầu sẽ mềm và rơi dễ dàng trong lúc gội đầu.
|
 |
Bỏ khăn tắm ra và cho chân trẻ vào chậu nước. Lúc này trẻ dễ bị trơn trong nước nên nhớ phải giữ trẻ cho chặt bằng cách một tay giữ phía sau cổ và dưới tai trẻ.
|
 |
Cho một ít xà phòng lên tay và thoa lên cổ, nách, ngực, bụng, tay, bộ phận sinh dục và chân trẻ.
|
 |
- Xoay trẻ đặt cho trẻ nằm ngửa xuống chậu trên tay trái của mẹ và tắm lưng, mông và chân trẻ.
|
 |
Nhấc trẻ ra khỏi chậu sau khi đã tắm sạch bột xà phòng và nếu cần có thể tắm lại bằng nước ấm.
|
 |
Quấn khăn tắm quanh người trẻ.
|
Quản lý sau khi tắm
ⓐ Quấn khăn quanh người trẻ và lau cho khô.
ⓑ Lau sạch nước trong mũi.
ⓒ Lau khô phần tai và phần gần lỗ tai bằng que gòn. Nhưng không lau trong lỗ tai.
ⓓ Mặc tã cho trẻ sau khi mặc quần áo ấm.
ⓔ Cho trẻ bú nếu trẻ đói.
Cuống rốn có thể là con đường truyền nhiễm của tất cả các loại vi khuẩn và cũng có thể là nguyên nhân của bệnh uốn ván nên việc giữ vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng.
① Thời gian cuống rốn rụng: Khoảng 1~2 tuần sau khi sinh
② Làm vệ sinh cuống rốn: Phải dùng bông gòn hoặc que gòn có tẩm cồn để lau sạch và khô để tránh gây nhiễm trùng cuống rốn cho đến khi cuống rốn khô và rụng. Sau khi tắm hoặc khi thay tã, tốt nhất nên dùng cồn để làm vệ sinh xung quanh rốn, không quấn tã che rốn mà nên quấn tã dưới rốn.
③ Điểm chú ý: Khi cuống rốn gần rụng thì sẽ trở nên mỏng như sợi chỉ, dù vậy thì cũng không được nắm giật ra mà phải chờ cho đến khi rụng một cách tự nhiên. Trường hợp tại vị trí cuống rốn rụng còn một cục mềm có màu hồng thì phải đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị về u hạt. Nếu có nước rỉ ra từ rốn và phần da xung quanh sưng đỏ thì phải đưa trẻ đến bệnh viện điều trị vì đây là triệu chứng nhiễm trùng.
Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, khuyến khích việc cho trẻ bú mỗi ngày 8~12 lần. Có nghĩa nên cho trẻ bú khoảng cách 2~3 tiếng một lần. Tốt nhất nên cho trẻ bú cả hai bầu vú, mỗi bên khoảng 10~15 phút và nếu trẻ ngủ quá 4 tiếng thì nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú. Phải lưu ý rằng nếu sữa mẹ không có nhiều nhưng vẫn chỉ cho trẻ bú sữa mẹ thì có thể dẫn đến bệnh vàng da hoặc rối loạn điện giải do mất nước. Trường hợp sữa mẹ có đủ thì ít nhất trẻ tiểu làm ướt tã 6 lần và cân nặng của trẻ tăng khoảng 20~30g một ngày.
Có thể nhìn thấy sự thay đổi về hình dạng hoặc lượng nước tiểu và phân của trẻ sau khi sinh, đi tiểu một lần vào ngày đầu tiên, từ ngày hôm sau mỗi ngày tăng lên một lần và khoảng 1 tuần sau khi sinh mỗi ngày đi tiểu hơn 6 lần. Sau khi sinh phân của trẻ có màu xanh đậm, trong mấy ngày sau đó thì trẻ đi ra phân hơi mềm có nước. Sau đó nếu là trẻ bú sữa mẹ thì trẻ đi 3~4 lần một ngày và phân của trẻ có màu vàng sáng, dạng loãng. Nếu là trẻ bú sữa bột thì phân sẽ cứng hơn và có màu xanh.
Khi trẻ đi ngoài, trẻ có thể rặn hoặc đỏ hết cả mặt và cả người nhưng nếu phân mềm thì đây là hiện tượng bình thường.